Tiểu đường: Phân biệt tiểu đường tuýp 1 và 2
Xác định chính xác bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 1 hay tuýp 2 rất quan trọng bởi vì bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 cần tiêm insulin ngoại sinh để tồn tại. Ngược lại, điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 bao gồm các biện pháp thay đổi lối sống, tập thể dục và uống thuốc hạ đường huyết, insulin cũng được chỉ định khi cần.
Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có thể phân biệt được với tuýp 1 trên cơ sở tiền căn và khám lâm sàng cùng với các xét nghiệm đơn giản. Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 thường béo phì, và có thể có gai đen (acanthosis nigricans) ở cổ.
Tiểu đường tuýp 1 còn gọi là tiểu đường phụ thuộc insulin hay tiểu đường ở người trẻ. Trong bệnh tiểu đường tuýp 1, là do cơ chế tự miễn, tức tuyến tuỵ bị tấn công và phá hủy bởi chính cơ thể, làm cho tuyến tuỵ không còn khả năng sản xuất insulin nữa.
Ảnh minh họa
Kháng thể bất thường này được thành lập ngay trong cơ thể người bệnh tiểu đường tuýp 1. Kháng thể này bản chất là protein trong máu, một phần trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 1 muốn sống được cần phải chích insulin mỗi ngày.
Trong bệnh lý miễn dịch, cũng như ở bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 1, hệ thống miễn dịch sản xuất ra kháng thể trực tiếp chống lại chính mô của người bệnh. Bệnh tự miễn này thường gây bệnh tiểu đường tuýp 1, mặt khác bệnh này không phải do di truyền.
Gen gây bệnh tiểu đường tuýp 1 có nhiễm sắc thể số 11 giống nhau ( nhiễm sắc thể là nơi lưu trữ mọi thông tin di truyền bằng các nucleotic trong tế bào). Tiếp xúc, nhiễm một số virus như quai bị,
Coxakies virus hay các độc chất trong môi trường có thể khởi phát đáp ứng kháng thể một cách bất thường, là nguyên nhân làm hư tổn tế bào tuỵ tiết insulin. Tiểu đường type 1 có xu hướng xảy ra ở người trẻ, thường dưới 30 tuổi. Tuy nhiên ở bệnh nhân trẻ còn có dạng tiểu đường do cơ hội. Tiểu đường tuýp 1 chiếm khoảng 10%, còn tiểu đường tuýp 2 chiếm 90%.
Tiểu đường tuýp 2 còn gọi là tiểu đường không phụ thuộc insulin hay tiểu đường ở người trưởng thành. Trong tiểu đường tuýp 2, tuỵ người bệnh vẫn còn khả năng sản xuất insulin, nhưng không đủ. Trong một số trường hợp,sau khi ăn tuỵ sản xuất một lượng insulin nhiều hơn bình thường. Ða số bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, tế bào cơ thể vẫn còn nhạy cảm với insulin ( đặc biệt là tế bào mỡ và tế bào cơ), lượng lớn insulin được sản xuất được tế bào nhận diện.
Tóm lại vấn đề tăng kháng insulin, sự phóng thích insulin từ tuỵ cũng có thể bị thiếu, gây ra tình trạng tăng glucose máu. Hầu hết tiểu đường tuýp 2 xảy ra ở người trên 30 tuổi, và tỷ lệ tiểu đường tăng theo tuổi. Yếu tố di truyền cũng đóng vai trò quan trọng trong bệnh tiểu đường tuýp 2. Một số yếu tố khác như mập phì cũng là nguy cơ bị tiểu đường. Có mối liên quan trực tiếp giữa béo phì và tiểu đường tuýp 2.
Phương Vũ (tổng hợp)