Thứ tư, 30/04/2025 17:39     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 14/11/2024 07:00

Thường xuyên nói mơ khi ngủ báo hiệu nguy cơ tim mạch, đột quỵ

Nói mơ khi ngủ tưởng như vô hại, thực chất lại là yếu tố dự báo mạnh mẽ các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng bao gồm cả đột quỵ.

Nói mơ trong lúc ngủ là hiện tượng bình thường và có thể xảy ra ở tất cả mọi người. Thông thường, một người sẽ nói mớ khi đang trong chu kỳ ngủ REM - giai đoạn ngủ mơ và mắt chuyển động nhanh.

Người nói mơ khi ngủ thường không ý thức được mình đang nói gì, cũng như không nhớ điều mình đã nói sau khi thức giấc. Việc nói mơ thường xảy ra rất nhanh, chỉ từ vài giây đến vài phút. Ngoài ra, việc nói mơ ở mỗi người cũng khác nhau. Trên thực tế, có người nói mơ thành tiếng một cách rõ ràng như đang tỉnh táo, nhưng lại có người nói không thành tiếng hay chỉ lầm bầm những câu lộn xộn, vô nghĩa. Thậm chí có người lại kết hợp cả các hành động trong khi ngủ…

Ảnh minh họa (Nguồn: Shutterstock)

Nói mơ khi ngủ thường xảy ra do tâm lý căng thẳng, cơ thể mệt mỏi. Vì khi đó, nhịp thở thường tăng nhanh, các cơ trên cơ thể hoạt động liên tục làm tăng cường hoạt động của vỏ não. Do đó, giấc mơ xuất hiện, có người chỉ thấy cơn mơ trong tiềm thức, nhưng có người lại nói mớ thành tiếng.

Một số nguyên nhân khác gây ra tình trạng nói mơ khi ngủ như yếu tố di truyền, lạm dụng chất kích thích, tác dụng phụ khi sử dụng một loại thuốc trị bệnh khác,…

Tuy nhiên, nếu tình trạng nói mơ quá nghiêm trọng, thường xuyên diễn ra thì có thể là dấu hiệu sớm của các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nghiêm trọng.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải (Trung Quốc) mới đây đã phát hiện ra rằng những người thường xuyên nói chuyện khi ngủ có nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch, bao gồm cả đột quỵ, cao hơn đáng kể.

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát ban đầu đối với hơn 8.000 người tham gia từ thành phố Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc, miền bắc Trung Quốc để thu thập dữ liệu về thói quen ngủ. Trong thời gian theo dõi kéo dài 8 năm, 333 ca đột quỵ đã được ghi nhận trong số những người tham gia, những người có độ tuổi trung bình là 54 tại thời điểm khảo sát ban đầu.

Kết quả cho thấy những người thường xuyên nói mơ có nguy cơ đột quỵ cao hơn 30% so với những người khác. Nguy cơ bị đột quỵ tăng vọt lên tới 93% đối với những người mắc cả chứng nói mơ và rối loạn hành vi, khi ngủ chuyển động mắt nhanh.

Ảnh minh họa (Nguồn: The Guardian)

Theo báo cáo, về mặt nhân khẩu học, những người nói mơ thường là nam giới, công nhân, người hút thuốc, người uống rượu và những người có trình độ học vấn và mức độ hoạt động thể chất thấp hơn.

Các thông số bất thường về giấc ngủ, chẳng hạn như buồn ngủ vào ban ngày, sử dụng thuốc ngủ và ngáy ngủ, cũng có liên quan chặt chẽ đến khả năng nói mơ cao hơn.

Gao Xiang, một thành viên của nhóm nghiên cứu và là giáo sư tại Trường Y tế Công cộng của Đại học Phúc Đán, cho biết: "Nói mơ liên quan đến hoạt động não phức tạp, dẫn đến tăng nhịp tim và lưu lượng máu. Đây có thể là lý do thần kinh cơ bản (có thể dẫn đến đột quỵ)".

Ngoài ra, nói mơ còn liên quan đến tình trạng gián đoạn giấc ngủ và chất lượng giấc ngủ kém, cả hai đều là những yếu tố nguy cơ gây bệnh tim và đột quỵ.

Rối loạn giấc ngủ, bao gồm cả nói mơ, đã trở nên ngày càng phổ biến trong những năm gần đây do các vấn đề như giờ làm việc kéo dài và nghiện điện thoại. Các nghiên cứu chỉ ra rằng hơn 80% cá nhân gặp phải một số dạng rối loạn giấc ngủ.

Đột quỵ cũng nổi lên như một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hiện nay. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 12.2 triệu ca đột quỵ. Cứ 3 giây có một người bệnh đột quỵ trên thế giới. Tại Việt Nam mỗi năm ghi nhận hơn 200.000 người bị đột quỵ và con số đáng báo động này đang ngày càng tăng cao. Những người bệnh sau đột quỵ có tới 71% bị mất khả năng lao động.

Phương Anh  
Sản phụ 33 tuổi bị biến chứng sản khoa 100.000 người chỉ hơn chục người mắc
Cắt thành công khối u mỡ nặng 2kg vùng nách cho nữ bệnh nhân 52 tuổi
Lưu ý quan trọng khi đi xem diễu binh
Rộ trào lưu uống nước chanh chữa bách bệnh: Chanh có tác dụng gì, dùng thế nào cho đúng?
Cụ ông nhập viện do bị hóc thịt bò khi ăn cỗ
Cách nhận biết viêm da ở trẻ
Phát hiện ổ rắn trong điều hòa: Xử lý thế nào, làm sao để phòng tránh?
Phát hiện hàng trăm tấn mì chính, hạt nêm, dầu ăn giả: Người tiêu dùng đánh đổi sức khỏe, xói mòn lòng tin
Tai biến mạch máu não: Làm sao để phát hiện bệnh sớm?
Mắc bệnh tình dục do thói quen thường gặp khi hát karaoke
Lầm tưởng “chết người” khi tự chữa bệnh miễn dịch, dị ứng tại nhà
Xăm rồng phượng kín tay, chưa kịp 'ngầu' nam thanh niên đã vội nhập viện
Hơn 500 cán bộ y tế thảo luận về dinh dưỡng cho người bệnh ung thư
Giá đắt cho 60 phút làm đẹp cấp tốc tại spa chui
Nhập viện nguy kịch sau khi uống 38 viên thuốc huyết áp
Cần Giờ sắp có bệnh viện theo tiêu chuẩn y tế hàn lâm hàng đầu Hoa Kỳ
Cách chữa viêm phế quản bằng đông y, mẹo dân gian
Nhận biết nấm kim châm tẩm chất độc formaldehyde nhờ 5 dấu hiệu điển hình
90% ung thư phổi xuất phát từ thói quen nhiều người mắc phải
Trẻ ăn cơm sớm có tốt không, bao nhiêu tháng cần cho ăn dặm?
Xem thêm