Thứ ba, 14/05/2024 13:07
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 19/12/2019 09:30

Thương hồ 25 năm lênh đênh sông nước phát tài nhờ thật thà, trọng tín

Ở khu vực chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ) khi nhắc đến tên vợ chồng anh La Văn Hiệp, chị Nguyễn Thị Trọn ai cũng tấm tắc khen họ sống tình nghĩa, buôn bán thật thà, trọng chữ “tín”.

Sinh năm 1978 nhưng anh La Văn Hiệp đã có thâm niên 25 năm lênh đênh trên sông rạch miền Tây thu mua nông sản về bán buôn, bán lẻ ở chợ nổi Cái Răng. Đối với anh, thương hồ không chỉ là nghề mà còn là “nghiệp” bởi anh là đời thứ 3 trong một gia đình chuyên hành nghề mua bán nông sản trên sông.

0bef74664486a6d8ff97-1629

Mỗi ngày, chợ nổi Cái Răng có khoảng 200 – 300 ghe thương hồ buôn bán rau củ, nông sản thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch trong đó rất đông khách nước ngoài tham quan

Nói về chuyện nghề, anh Hiệp trầm ngâm: “Để kiếm ra tiền thì nghề nào cũng cực chứ không riêng gì thương hồ. Nếu chí thú thì nghề thương hồ bây giờ vẫn sống được. Quan trọng là mình phải biết nhạy bén, giữ gìn uy tín trong việc làm ăn”.

Anh Hiệp kể, có lần anh bao tiêu cho một gia đình nông dân ở Vĩnh Thuận (Kiên Giang) trồng 10 công bí đỏ, giá cả thỏa thuận từ đầu vụ nhưng chỉ thỏa thuận bằng miệng theo tập quán, không làm hợp đồng. Đến kỳ thu hoạch đúng lúc giá bí đỏ trên thị trường đang rớt thê thảm. Một số người khuyên anh bỏ vì nếu mua vào cầm chắc anh lỗ ngay vài chục triệu. Anh lắc đầu, cương quyết: “Người ta tin tưởng mình mới không buộc làm hợp đồng, bỏ coi sao đặng?”. Chủ ruộng trồng bí đỏ cũng là người biết chuyện, ngỏ ý giảm giá để phụ anh 50% số tiền lỗ, anh cười: “Cứ theo giá thỏa thuận ban đầu mà tính. Giả sử như bí đỏ hiện nay hút hàng thì tui cũng đâu có tăng giá cho anh”.

Chính vì biết trọng chữ “tín” nên vợ chồng anh Hiệp ngày càng ăn nên làm ra. Khi mới nối nghiệp cha, anh chỉ có chiếc ghe bầu vài tấn vừa là nơi buôn bán, vừa là nơi trú ngụ của cả gia đình gồm 4 người. Nay vợ chồng anh đã đóng được chiếc bè hàng trăm triệu đồng để tách biệt không gian sinh hoạt, mua bán. Nhờ vậy, hai đứa con anh gồm con gái lớn 15 tuổi học lớp 9, út trai mới vào lớp 1 thuận lợi hơn trong việc học hành, hàng năm đều được nhà trường cấp giấy khen về thành tích học tập.

IMG20191119093750

Vợ chồng anh Hiệp cho biết, anh thành công nhờ giữ chữ "tín" trong kinh doanh

Theo anh Hiệp, muốn trụ vững với nghề thương hồ ngoài việc giữ chữ “tín” trong làm ăn còn phải biết xem trọng chữ “tình” trong quan hệ xã hội. Mua bán có phường nên đặc điểm của người thương hồ là biết tương trợ lẫn nhau trong làm ăn mua bán lẫn sinh hoạt đời thường.

Đối với dân thương hồ, có hai câu chuyện ám ảnh họ nhất là tai nạn trên sông nước và nạn cướp bóc, xin đểu của đám giang hồ miệt vườn. Nhẹ thì mất tài sản, nặng thì mất cả người. Người thương hồ tuy rành rẽ từng khúc sông sâu, từng vực nước tử thần trên sông nước miền Tây nhưng họ vẫn rất sợ những xoáy nước kỳ lạ xuất hiện bất chợt hay những cơn giông lốc trái mùa hung hãn.

Có lần, đang điều khiển ghe chở dưa hấu trên đoạn sông Hậu chảy qua địa phận huyện Kế Sách (Sóc Trăng) vốn hiền lành bỗng nhiên ngay trước mặt anh Hiệp xuất hiện một xoáy nước cuồn cuộn theo hình trôn ốc. Chiếc ghe hàng trọng tải 5 tấn chở khẳm mà vẫn chao nghiêng, cuốn vào vòng xoáy nhẹ nhàng như một chiếc lá. Vốn là một tài công giàu kinh nghiệm nhưng anh Hiệp vẫn bàng hoàng trước tình huống này.

“Giờ nhớ lại tôi vẫn toát mồ hôi lạnh. Tài sản mất đi còn có thể làm lại được, người xuống đáy sông rồi bỏ vợ con lại ai lo?” - anh Hiệp tâm sự.

Thương hồ chính là một trong những người góp phần khơi thông dòng chảy cho nông sản Việt Nam. Họ là một mắc xích không thể thiếu trong công đoạn đưa nông sản từ đồng ruộng lên bàn ăn của người tiêu dùng. Chính vì vậy, họ xứng đáng nhận được sự hỗ trợ từ chính sách dài hạn của nhà nước. Những năm gần đây, chính quyền địa phương cũng có nhiều chính sách hỗ trợ thương hồ làm ăn như hỗ trợ vay cho các hộ gia đình, doanh nghiệp vay vốn làm du lịch, mua bán trên chợ nổi; xây dựng các mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất nông sản, trái cây sạch cung cấp cho chợ nổi… góp phần cải thiện đời sống cho thương hồ và thúc đẩy phát triển du lịch địa phương.

Thuỵ Vũ  
Tự ý rủ hàng xóm tiêm mật gấu chữa xương khớp
Ôn thi giữa nắng nóng kỷ lục: Làm gì giúp sĩ tử tươi mát mỗi ngày để ôn bài hiệu quả?
Vì sao lau nhà xong thường ngửi thấy mùi tanh?
Vietcombank dẫn đầu tại ba cuộc thi của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam
Gần 150 golfer Hà Tĩnh đấu giá 2 vật phẩm hơn 350 triệu đồng gây Quỹ Tấm lòng Vàng
Khởi động hành trình Trái tim cho em 2024: Để không em nhỏ nào bị bỏ lại phía sau
Làm gì để bản thân luôn tươi mát giữa mùa thi nắng nóng kỷ lục?
Gần 200.000 sản phẩm nước tinh khiết, 620 khối nước ngọt tiếp tục đến tay người dân Bến Tre, Tiền Giang
Cứu sống cụ ông 75 tuổi mắc nhiều bệnh nền nguy kịch
Sĩ tử hối hả làm mát cơ thể trước nắng nóng mùa cao điểm ôn thi
Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2024 “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản”
Khai mạc Lễ hội Làng Sen 2024
Hạnh phúc khi còn mẹ
Giúp sĩ tử làm mát cơ thể để tăng tốc ôn thi dưới “chảo lửa” mùa hè
4 sai lầm làm tủ lạnh dễ hỏng khi sử dụng trong mùa hè
Nhiều hoạt động xã hội của SHB tại Điện Biên
Hải Phòng tư vấn SKSS/KHHGĐ trực tiếp cho trên 5.000 hộ gia đình
Mất 3,6 tỷ đồng sau cuộc điện thoại của người lạ
T&T Group trao tặng 5 tỷ đồng hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho người nghèo tỉnh Điện Biên
Orion tổ chức cuộc thi Sáng tác Đậm tình Việt Nam
Xem thêm