Thứ sáu, 17/05/2024 10:32
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 20/03/2020 14:09

Thuốc cúm của Nhật Bản có hiệu quả rõ rệt trong điều trị COVID-19

Theo kết quả thử nghiệm, loại thuốc trị cúm favipiravir có thể rút ngắn thời gian phục hồi bệnh từ 11 ngày xuống còn 4 ngày đối với các ca bệnh nhẹ và trung bình.

Vnexpress đăng tải, ông Zhang Xinmin, Giám đốc Trung tâm phát triển công nghệ sinh học quốc gia Trung Quốc, trong họp báo 18/3, cho biết loại thuốc Favipiravir - được sản xuất bởi một công ty con của Fujifilm có hiệu quả trong các thử nghiệm lâm sàng của hai tổ chức y tế Trung Quốc. Thuốc phát huy tác dụng đối với các triệu chứng liên quan đến nCoV, kể cả viêm phổi, và không có tác dụng phụ đáng kể.

thuoc cum cua nhat ban co hieu qua ro ret trong dieu tri covid-19 giadinhvietnam (2)

Thuốc trị cúm favipiravir (Ảnh: Dân Sinh)

Bắc Kinh đã khuyến nghị sử dụng thuốc favipiravir trong việc điều trị. Thuốc này được phát triển bởi Fujifilm Toyama Chemical và được bán dưới tên Avigan.

Thử nghiệm lâm sàng được tiến hành trên 200 bệnh nhân tại các bệnh viện ở Vũ Hán và Thâm Quyến. Kết quả cho thấy những bệnh nhân thử nghiệm thuốc âm tính với virus trong một thời gian tương đối ngắn và các triệu chứng viêm phổi cũng giảm rõ rệt.

Bệnh nhân dùng favipiravir có kết quả âm tính trung bình sau 4 ngày so với 11 ngày trong nhóm đối chứng, theo ông Zhang. “Không có tác dụng phụ rõ ràng”, ông nói thêm.

Theo đó, một thử nghiệm lâm sàng khác ở Vũ Hán cũng cho thấy loại thuốc nói trên cũng giúp giảm bớt thời gian sốt từ trung bình 4,2 ngày xuống còn 2,5 ngày. Các triệu chứng ho cũng được cải thiện trong vòng 4,6 ngày - sớm hơn khoảng 1,4 ngày so với những người không dùng thuốc.

Ngoài ra, xét nghiệm X-quang cũng xác nhận tình trạng phổi có cải thiện đối với 91% bệnh nhân chữa trị bằng Favipiravir, so với 62% bệnh nhân không sử dụng loại thuốc này.

Đại diện nhà sản xuất Avigan tại Nhật Bản, ông Junji Okada, chủ tịch của Fujifilm Toyama Chemical, cho biết: "Chúng tôi sẵn sàng làm bất cứ điều gì nếu Avigan có thể góp phần chấm dứt dịch bệnh."

Các nhà quản lý Nhật Bản đã phê duyệt Avigan vào năm 2014, nhưng nó chỉ có thể được sản xuất và phân phối theo yêu cầu của chính phủ để sử dụng trong sự bùng phát của một loại virus cúm mới. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng lưu ý không sử dụng Avigan cho phụ nữ có thai để tránh nguy cơ dị tật bẩm sinh.

Trong bối cảnh chưa có thuốc đặc trị đối với COVID-19, các nhà khoa học cũng đang thử nghiệm một số loại thuốc để điều trị cho bệnh nhân như thuốc trị HIV- Kaletra, thuốc chống virus Remdesivir. Song song đó, các nhóm nghiên cứu trên thế giới cũng đang chạy đua để tìm ra vaccine và các loại thuốc điều trị đặc hiệu với COVID-19.

-> Trung Quốc sản xuất lô thuốc đầu tiên điều trị COVID-19

Huyền Trần (T/H)  
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn hai quả trứng mỗi ngày?
Vì sao không va chạm vẫn có vết bầm tím trên người?
Leo cầu thang làm giảm 39% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch
5 thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường
5 thực phẩm bổ não, tiếp sức sĩ tử trong mùa thi
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm, Thứ trưởng Bộ Y tế nêu 3 cách giải quyết nỗi lo
Bé gái 17 tháng tuổi mắc bệnh hiếm 1 triệu trẻ mới có 1 người bị
Cơ thể cần bao nhiêu calo mỗi ngày?
Uống nước mía có tăng cân không?
Gợi ý 10 set đồ đi du lịch trẻ trung, nổi bật của mỹ nhân Việt
5 loại rau củ giúp giải nhiệt tự nhiên, thanh lọc cơ thể vào mùa hè
6 thói quen hàng ngày khiến chứng lo âu tồi tệ hơn
Điều gì xảy ra với cơ thể khi tiêu thụ quá nhiều muối?
Cẩn trọng đột quỵ - căn bệnh nguy hiểm ai cũng dễ mắc
Lợi ích 'vàng' của BHA trong chu trình chăm sóc da
4 lý do đàn ông lười “yêu”
Những mẹo làm đẹp dân gian tuyệt đối không nên thử
Những rủi ro “khôn lường” khi ăn hàu sống
Loại lá quốc dân này chính là 'kem chống nắng tự nhiên'
Công dụng chữa “bách bệnh” của rau diếp cá
Xem thêm