Thực phẩm cấm kỵ cho trẻ dưới 6 tháng tuổi
Thực phẩm cấm kỵ cho trẻ sơ sinh là kiến thức mẹ phải ‘thuộc lòng’ để bảo đảm cho bé yêu chế độ dinh dưỡng và sức khỏe tốt nhất khi trẻ dưới 6 tháng tuổi.
Thức ăn dạng rắn
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa mẹ và các loại sữa công thức là loại thực phẩm duy nhất mà những bé dưới 6 tháng tuổi có thể hấp thu được. Tuyệt đối không cho trẻ dưới 4 tháng tuổi thử bất kỳ thực phẩm có dạng rắn nào vì bé không thể nào tiêu hóa được chúng. Việc cho trẻ bắt đầu tiếp xúc quá sớm với những thực phẩm dạng rắn sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng và béo phì ở trẻ.
Nước ép hoa quả
Trong 4 tháng đầu đời của bé, mẹ cũng nên tránh không cho bé uống nước, nước ép hay bất kỳ một loại chất lỏng nào khác ngoài sữa. Vì hệ tiêu hóa của bé chưa đủ hoàn thiện để tiêu hóa thực phẩm này.
Thực phẩm cấm kỵ cho trẻ từ 1 – 6 tháng tuổi
Muối
Trang Eva cho biết, mẹ không nên thêm muối vào bất cứ thức ăn nào dành cho bé, vì nó không tốt cho thận của bé lúc này. Không sử dụng viên súp hay nước chấm vì chúng chứa hàm lượng muối cao. Hãy lưu ý điều này khi nấu ăn cho gia đình và cho trẻ.
Mật ong
Mật ong chứa vi khuẩn gây độc tố cho đường ruột của bé. Điều này có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc ở trẻ sơ sinh. Mật ong cũng là một dạng đường có thể gây sâu răng cho trẻ. Vì vậy, không nên dùng mật ong cho trẻ dưới một tuổi.
Chất béo bão hòa
Không nên cho trẻ ăn thức ăn chứa chất béo bão hòa hay chất béo có hại như khoai tây chiên, bánh mỳ kẹp và bánh ngọt.
Trẻ từ 1 - 6 tháng tuổi không nên ăn chất béo bão hòa
Một số loại cá
Các mẹ cần tránh những loại cá có hàm lượng thủy ngân nhất định như cá mập, cá kiếm, cá marlin,… bởi chúng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thần kinh của trẻ.
Các loại trứng
Trang Hạnh phúc Gia đình cho biết, để thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của trẻ sơ sinh, một số bà mẹ thường cho con cái của họ ăn trứng mỗi bữa ăn. Điều này có thể làm cho trẻ bị khó tiêu và thậm chí bị tiêu chảy. Bởi vì do chức năng tiêu hóa của trẻ sơ sinh, đường tiêu hóa chưa trưởng thành và sự bài tiết của các enzym tiêu hóa khác nhau là không đủ, vì vậy ăn trứng quá nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày và ruột của trẻ sơ sinh.
Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi không nên ăn lòng trắng trứng. Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, các bà mẹ có thể cho trẻ ăn lòng đỏ trứng. Tuy nhiên, các bà mẹ nên chú ý các biểu hiện như phát ban da, nổi mề đay, nôn mửa và các hiện tượng dị ứng khác sau khi trẻ ăn lòng đỏ trứng.
Bởi vì hệ thống miễn dịch củatrẻ sơ sinh là tương đối yếu. Do đó, các phản ứng dị ứng có thể xảy ra sau khi ăn một số loại thức ăn mới. Đối với lòng trắng trứng, trẻ sơ sinh không nên ăn cho đến khi trẻ được một tuổi. Điều này là bởi vì trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ bị dị ứng nếu họ ăn lòng trắng trứng.
An Nguyên