Thứ năm, 05/12/2024 00:57     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 12/11/2024 16:47

Thanh niên khỏe mạnh bỗng ho nhẹ, sụt cân không ngờ mang trong mình bệnh nguy hiểm

Từ dấu hiệu ho nhẹ khi ăn, nam thanh niên phải đi cấp cứu do rò thực quản, viêm phổi kèm theo lao màng não.

Nam thanh niên N.V.T (21 tuổi, trú tại Gia Lâm, Hà Nội) được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) trong tình trạng rất nặng, thở máy.

Theo tiền sử, T. là thanh niên khỏe mạnh, không có bệnh nền nhưng gần đây anh có biểu hiện ho nhẹ mỗi khi ăn uống, da hơi tái, sụt cân. Một tháng trước khi nhập viện, T xuất hiện triệu chứng mệt mỏi tăng dần, đau đầu, sụt cân hơn, sốt cao, được người nhà đưa đi khám và nhập viện ở cơ sở y tế tuyến dưới với chẩn đoán mắc viêm phổi.

Hai ngày điều trị, T. vẫn sốt cao không ngừng và bắt đầu có biểu hiện lơ mơ, ý thức không rõ ràng. T được chuyển lên tuyến trên điều trị 10 ngày thì bệnh trở nặng hơn, phải hồi sức tích cực, làm xét nghiệm toàn thể, phát hiện bị lao màng não. Sau đó, nam bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Bác sĩ thực hiện mở thông dạ dày bằng phẫu thuật nội soi cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC

Trong quá trình chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân tại Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị rò – thủng thực quản và khí quản khi nuôi ăn qua sonde. Thức ăn được bơm vào dạ dày bệnh nhân nhưng lại bị trào ngược vào trong khí quản, phổi khiến phổi bị tổn thương, viêm loét.

Bác sĩ Đỗ Văn Nhật - Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh nhân được ưu tiên điều trị các bệnh lý nội khoa trước để hồi phục sức khỏe sau đó mới tiến hành phẫu thuật lấp kín lỗ rò. Nếu ngay lúc này tiến hành phẫu thuật lấp kín lỗ rò thực quản thì bệnh nhân có nguy cơ tử vong rất cao do các bệnh lý nội khoa đang mắc phải.

Theo bác sĩ Nhật, sức khỏe bệnh nhân ngày càng suy kiệt, không thể ăn qua sonde, các bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực và Khoa Thăm dò chức năng đã hội chẩn và quyết định mở thông dạ dày. Từ đó tạo một đường ăn riêng cung cấp đầy đủ dinh dưỡng không thông qua thực quản nuôi dưỡng người bệnh, giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Đặc biệt đối với những người bệnh thở máy, điều trị tích cực cần phải hỗ trợ dinh dưỡng không thông qua đường miệng.

Bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: BVCC

Bác sĩ Trần Việt Hùng - Phó trưởng Khoa Thăm dò chức năng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, thông qua hình ảnh nội soi, lỗ rò có kích thước 1 cm nằm ở vị trí 1/3 giữa thực quản. Nguyên nhân bệnh nhân xuất hiện lỗ rò thực quản được chẩn đoán là do vi khuẩn lao gây tổn thương phế quản xâm lấn vào thực quản gây tạo thành lỗ rò.

"Bệnh nhân không có biểu hiện khác thường nào bên ngoài khi bị rò thực quản mà chỉ bị ho sặc nhẹ trong thời gian đầu mỗi khi ăn uống. Chính vì thế, khi người bị rò thực quản, thức ăn đi qua đường tự nhiên bị mắc kẹt vào lỗ rò khiến lỗ rò ngày một rộng hơn, không thể liền lại được", bác sĩ Hùng thông tin.

Cũng theo bác sĩ Hùng, đây là thủ thuật giúp những bệnh nhân không thể ăn uống trong thời gian dài có thể được cung cấp dinh dưỡng liên tục, duy trì sự sống và làm giảm áp lực trong lòng dạ dày. Về mặt kỹ thuật đây không phải là thủ thuật phức tạp, nhưng cũng không được coi là thủ thuật nhỏ vì thường thực hiện trên người bệnh có thể trạng suy kiệt.

Theo các bác sĩ, việc nuôi dưỡng qua đường tiêu hóa thường được chọn lựa vì phù hợp với chức năng sinh lý đường tiêu hóa, giá thành thấp và nguy cơ thấp hơn so với nuôi dưỡng bằng đường ngoại vi. Nuôi dưỡng bằng đường tiêu hóa giúp mau lành vết thương, giảm tình trạng nhiễm trùng, giảm thời gian nằm viện.

Đồng thời phương pháp này giảm thiểu việc trào ngược thức ăn, tránh việc đặt sonde dạ dày qua đường thực quản khiến tâm vị không đóng kín được dẫn đến trào ngược thức ăn, khi đó thức ăn không đi qua lỗ rò thực quản, hỗ trợ điều trị viêm phổi cho bệnh nhân.

Sau 4 ngày mở thông dạ dày, tình trạng viêm phổi của bệnh nhân cải thiện rõ rệt. Bệnh nhân cắt sốt, người tỉnh táo, sức khỏe hồi phục tốt và sẽ được tiến hành đóng lỗ rò qua nội soi thực quản.

Thúy Ngà  
Cách giảm đường huyết về 5.4, hết tê bì tay chân
Uống nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc có sao không?
Người đàn ông bất ngờ ngã quỵ khi chơi pickleball: Bác sĩ chỉ 3 nguyên nhân thường gặp
1 giây phát hiện suy hô hấp cứu bé 2 tuổi thoát cơn nguy kịch
Vì sao không nên dùng máy sưởi qua đêm?
Thay khớp gối cứu đôi chân biến dạng đi “ngang như cua” cho người đàn ông mắc bệnh gout
Kỳ tích phục hồi hoàn toàn đôi chân bị nhiễm trùng hoại tử suốt 2 năm
Điều trị khỏi bệnh vảy nến bằng y học cổ truyền
Cắt bỏ buồng trứng do khối u to như quả bưởi
Trẻ gặp nguy hiểm từ 'nụ hôn tử thần'
Ngược đời, thời tiết lạnh dễ mất ngủ: Nguyên nhân do đâu?
 Mắc bệnh hiếm gặp sau nhiều năm chăm cá cảnh
Đau âm ỉ suốt 7 năm trời, đi khám phát hiện khối u dưới móng tay
Nam thanh niên 20 tuổi hiến đa tạng, hồi sinh nhiều người mắc bệnh hiểm nghèo
Làm gì khi mắc bệnh vảy nến?
Bảo Thanh Đường – Điều trị dứt điểm bệnh viêm chân tóc
Dùng điện thoại thông minh phát hiện sữa bị hỏng
Bệnh tay chân miệng lây nhiễm qua con đường nào?
Cô gái 25 tuổi mắc ung thư hiếm gặp
Bé gái 7 tuổi bị nấm bội nhiễm gây hoại tử da đầu nguy kịch
Xem thêm