Thứ bảy, 27/04/2024 16:24
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 16/07/2020 08:26

Thanh Hóa: Bứt phá phát triển toàn diện, tạo đà phát triển

Trong những năm gần đây, kinh tế tỉnh Thanh Hóa được đánh giá có những bước đột phá, phát triển toàn diện, nhiều chỉ tiêu đề ra đều đạt và vượt mức.

Toan_canh-ok

Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Thanh Hóa năm 2020 thu hút gần 15 tỷ USD (Ảnh NL)

Theo đó, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (GRDP) bình quân giai đoạn 2016 - 2020 dự kiến đạt 12,5%, vượt mục tiêu là 12%, gấp 1,54 lần so với mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015. Quy mô GRDP của tỉnh năm 2020 dự kiến đạt 133.816 tỷ đồng, gấp 1,8 lần năm 2015, đứng thứ 8 cả nước và cao nhất trong các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ; GRDP bình quân đầu người dự kiến đạt 2.670 USD, gấp 1,9 lần năm 2015.

Để đạt được kết quả trên, tỉnh Thanh Hóa đã trú trọng phát triển toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Về sản xuất nông, lâm, thủy sản được xem phát triển toàn diện; tích tụ, tập trung đất đai đạt kết quả bước đầu; sản xuất hàng hóa quy mô lớn, công nghệ cao, theo chuỗi được hình thành và phát triển; thu hút đầu tư vào nông nghiệp đạt kết quả tích cực, đã có các dự án quy mô lớn được triển khai thực hiện; tốc độ tăng giá trị sản xuất toàn ngành bình quân hàng năm dự kiến đạt 3%, vượt kế hoạch; giá trị sản xuất năm 2020 dự kiến đạt 29.176 tỷ đồng, gấp 1,16 lần năm 2015.

Trong trồng trọt, việc cơ giới hóa, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa công nghệ mới vào sản xuất được đẩy mạnh; năng suất hầu hết các cây trồng chính đều tăng; chuyển đổi được 45.101ha đất trồng lúa, mía, lạc, sắn năng suất thấp, kém hiệu quả sang trồng các loại cây có hiệu quả kinh tế cao hơn; các vùng cây nguyên liệu được duy trì, phát triển, bảo đảm cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến.

Chăn nuôi chuyển biến rõ nét về tổ chức sản xuất, chuyển mạnh sang chăn nuôi tập trung, ứng dụng công nghệ cao; tổng đàn gia súc, gia cầm tăng so với năm 2015; tỷ trọng chăn nuôi chiếm 32% trong giá trị sản xuất nông nghiệp. Lĩnh vực lâm nghiệp đã rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng; trồng mới 51.000ha rừng tập trung, trọng tâm là phát triển rừng gỗ lớn cung cấp nguyên liệu cho chế biến; tỷ lệ che phủ rừng năm 2020 dự kiến đạt 53,46%, vượt mục tiêu. Lĩnh vực thủy sản phát triển mạnh cả nuôi trồng, khai thác và dịch vụ hậu cần nghề cá; sản lượng thủy sản năm 2020 dự kiến tăng 25,5% so với năm 2015. Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được chú trọng triển khai thực hiện.

gwjVf2Q

Một góc Thành phố Thanh Hóa về đêm (Ảnh NL)

Công nghiệp - xây dựng phát triển mạnh, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng đột phá, bình quân hàng năm dự kiến tăng 21,2%, vượt kế hoạch, cao nhất từ trước đến nay; năm 2020 dự kiến đạt 151.300 tỷ đồng, gấp 2,6 lần năm 2015, đứng đầu các tỉnh Bắc Trung bộ. Đã hoàn thành và đưa vào hoạt động nhiều cơ sở công nghiệp mới, đặc biệt là Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn (một trong 3 dự án công nghiệp lớn nhất cả nước7). Triển khai xây dựng một số dự án công nghiệp quy mô lớn, tạo tiền đề cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong giai đoạn tới.

Các sản phẩm công nghiệp chủ lực đều duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động và sản xuất tiểu thủ công nghiệp được quan tâm phát triển, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động. Giá trị sản xuất ngành xây dựng tăng bình quân hàng năm dự kiến đạt 11,5%; năm 2020 dự kiến đạt 63.250 tỷ đồng, gấp 1,72 lần năm 2015. Các sản phẩm vật liệu xây dựng có thế mạnh phát triển nhanh, đáp ứng nhu cầu trong tỉnh, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Dịch vụ phát triển khá, nhiều lĩnh vực khởi sắc; tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm dự kiến đạt 9,1%, vượt kế hoạch. Thương mại nội địa phát triển mạnh theo hướng hiện đại, văn minh; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng bình quân hàng năm 13,9%, năm 2020 dự kiến đạt 118.000 tỷ đồng, đứng thứ 7 cả nước về quy mô thị trường.

Giá trị xuất khẩu tăng bình quân hàng năm dự kiến đạt 10,9%; năm 2020 dự kiến đạt 4 tỷ USD, gấp 2 lần mục tiêu đề ra, gấp 2,8 lần năm 2015. Hạ tầng tại các khu, điểm du lịch được quan tâm đầu tư theo hướng hiện đại, cùng với chất lượng dịch vụ được nâng cao, đã tạo ra sức hấp dẫn mới; số lượng khách du lịch tăng bình quân hàng năm 15,6%, doanh thu tăng bình quân 31,7%. Dịch vụ vận tải phát triển đa dạng; vận chuyển hàng hóa, hành khách, xếp dỡ hàng hóa qua cảng đều duy trì tốc độ tăng trưởng khá. Cảng hàng không Thọ Xuân đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch thành cảng hàng không quốc tế.

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn luôn vượt dự toán và tăng trưởng cao; tốc độ tăng thu bình quân hàng năm dự kiến đạt 18,1%, là một trong các tỉnh có tốc độ tăng thu ngân sách cao nhất cả nước; năm 2020 dự kiến đạt 28.967 tỷ đồng, gấp 2,3 lần năm 2015. Việc phân bổ, sử dụng ngân sách được thực hiện theo quy định, đáp ứng kịp thời thực hiện nhiệm vụ trên các lĩnh vực.

Các thành phần kinh tế có bước phát triển. Kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài phát triển mạnh; giai đoạn 2016 - 2020, dự kiến thành lập mới 14.000 doanh nghiệp, tổng vốn đăng ký 98.000 tỷ đồng; so với giai đoạn 2011 - 2015, gấp 2,6 lần về số doanh nghiệp và gấp 4,3 lần về vốn đăng ký; dự kiến năm 2020 đạt tỷ lệ 44,7 doanh nghiệp/1 vạn dân, gấp 1,88 lần so với năm 2015. Kinh tế nhà nước tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, hoạt động hiệu quả hơn. Kinh tế hợp tác xã có chuyển biến tích cực, doanh thu bình quân của 1 hợp tác xã năm 2020 gấp 3,4 lần năm 2015.

11

Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn - Thanh Hóa về đêm (Ảnh NL)

Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, huy động vốn cho đầu tư phát triển đạt mục tiêu đề ra; công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế được mở rộng, đi vào chiều sâu và hiệu quả hơn. Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện, đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; rà soát, bổ sung các quy hoạch; đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đầu tư của doanh nghiệp; sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh các quy định, ban hành các cơ chế, chính sách, từng bước tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn. Đồng thời, chú trọng đổi mới, nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến đầu tư; hằng năm tổ chức các đoàn đi xúc tiến đầu tư ở các nước có nguồn lực đầu tư lớn.

Năm 2017 tổ chức thành công Hội nghị xúc tiến đầu tư cấp quốc gia. Bằng các giải pháp đồng bộ, hiệu quả, từ năm 2016 đến nay đã thu hút được 908 dự án đầu tư trực tiếp (53 dự án FDI), với tổng vốn đầu tư đăng ký 94.404 tỷ đồng và 3.305 triệu USD; đứng trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Cùng với thu hút đầu tư từ doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, tỉnh đã chú trọng vận động, thu hút các nguồn vốn ODA, NGO, nguồn lực của Nhân dân để phát triển kinh tế - xã hội. Từ năm 2016 đến nay, đã thu hút được 13 dự án ODA, với tổng vốn đầu tư 393,6 triệu USD; 226 chương trình, dự án NGO, với tổng vốn đầu tư 30,3 triệu USD.

Hoạt động đầu tư công có chuyển biến tích cực, có trọng tâm, trọng điểm và được phân bổ kế hoạch sớm; tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công hàng năm luôn đứng trong nhóm các tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước. Giai đoạn 2016 - 2020, dự kiến tổng huy động vốn đầu tư toàn xã hội đạt 610 nghìn tỷ đồng, đạt mục tiêu đề ra, gấp 1,8 lần giai đoạn 2011 - 2015.

Nhiều dự án sản xuất kinh doanh, đầu tư kết cấu hạ tầng quy mô lớn đã hoàn thành đưa vào hoạt động, đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Công tác quản lý đầu tư, quản lý chất lượng công trình, dự án được tăng cường. Lãnh đạo tỉnh tiếp và làm việc với nhiều đoàn công tác của các nước, các tổ chức tài chính quốc tế, các tập đoàn kinh tế, góp phần tăng cường giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, thu hút đầu tư vào tỉnh.

Ngoài ra, để đạt được những thành quả trên, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; đô thị phát triển nhanh theo hướng hiện đại, tạo ra diện mạo mới cho phát triển của tỉnh. Ưu tiên bố trí ngân sách, tăng cường thu hút các nguồn vốn trong nước, nước ngoài, theo hình thức đối tác công tư (PPP), nguồn lực trong Nhân dân để đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội. Tập trung đầu tư các công trình hạ tầng giao thông lớn, có tính kết nối liên vùng, kết nối các trung tâm kinh tế của tỉnh; hạ tầng thủy lợi, đê điều được đầu tư, nâng cấp, cơ bản đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất, ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu; hạ tầng cung cấp điện, công nghệ thông tin và truyền thông, giáo dục, y tế, văn hóa, khoa học công nghệ….

Trong giai đoạn 2016 - 2020, đã đầu tư, nâng cấp 290km quốc lộ, đường tỉnh và các tuyến đường trục chính; đầu tư mới 272km và cứng hóa 2.615km đường giao thông nông thôn; sửa chữa, nâng cấp 142 công trình thủy lợi và 7.390km kênh, mương liên huyện, liên xã; tu bổ, nâng cấp 133km đê, 19,7km kè; đưa vào hoạt động công trình cấp điện; kiên cố hóa 23.039 phòng học; đưa vào sử dụng 7 bệnh viện; trùng tu, tôn tạo và chống xuống cấp 230 di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh...

Tốc độ đô thị hóa được đẩy mạnh; thành lập mới 1 thành phố, 1 thị xã, 3 thị trấn, 30 phường17; hoàn thành việc mở rộng địa giới hành chính 28 thị trấn; dự kiến tỷ lệ đô thị hóa năm 2020 là 35%, đạt mục tiêu đề ra. Kết cấu hạ tầng các đô thị được quan tâm đầu tư, nâng cấp theo hướng đồng bộ, hiện đại; liên đô thị thành phố Thanh Hóa - thành phố Sầm Sơn đang được đầu tư kết nối; các đô thị Bỉm Sơn, Nghi Sơn - Tĩnh Gia, Lam Sơn - Sao Vàng có bước phát triển mới…

Với kết quả đã đạt được những năm qua sẽ tạo đà cho những năm tới và Thanh Hóa sẽ là một tỉnh có tốc độ kinh tế phát triển năng động nhất.

Hà Vân  
SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%
Lợi nhuận quý 1 của MSB đạt 22,5% kế hoạch năm    
SeABank kết nối hưng thịnh, tri ân khách hàng doanh nghiệp nhân dịp 30 năm
Ngân hàng Bắc Á lãi trước thuế hơn 1.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp
Tỷ lệ CASA MSB nằm trong nhóm đầu thị trường
MSB đặt mục tiêu lợi nhuận 6.800 tỷ đồng, chia cổ tức 30%
Ứng dụng ngân hàng số cho doanh nghiệp - SeAMobile Biz của SeABank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê
BIDV hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ nâng cao vị thế
Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh
BIDV QR siêu trợ lý thu hộ trên Ezcloud
Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024: SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng
BIDV, ADB và NFSC đồng tổ chức Hội thảo “Thị trường tài chính Việt Nam 2023 và triển vọng 2024”
SHB thông báo điều chỉnh mức phí SMS Banking
 BIDV được vinh danh trong lĩnh vực tài chính bền vững
Doanh nghiệp bách chiến bách thắng với combo ưu đãi hấp dẫn từ HDBank
BIC tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024
Vietcombank giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay VND các khoản vay hiện hữu
HDBank chia cổ tức 25% bằng tiền và cổ phiếu, tiếp tục tăng trưởng tỷ lệ cao
Vay tín dụng kinh doanh lãi suất chỉ từ 6,2%/năm
BIDV ra mắt Chatbot dành cho doanh nghiệp
Xem thêm