Chủ nhật, 19/05/2024 04:56
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 07/11/2014 09:27

Tại sao cần bổ sung kẽm khi cảm cúm?

Cảm cúm thường kéo theo sốt. Khi thân nhiệt cao, khiến cho toàn bộ tiến trình biến dưỡng trong cơ thể ít nhiều bị xao trộn. Kẽm chính là một khoáng tố vi lượng cần bổ sung cho cơ thể lúc này.

Nhu cầu kẽm ngày càng cao đối với cơ thể con người

Các thầy thuốc hiện nay càng ngày càng hiểu rõ vai trò đa dạng của kẽm. Như đã được xếp loại vào nhóm khoáng tố vi lượng, cơ thể con người chỉ dự trữ không hơn vài gam kẽm trong máu, xương, mắt và tụy tạng. Nhưng cơ thể lại tiêu thụ rất nhiều kẽm trong ngày, nhất là ở thai phụ, người đang cho con bú, vận động viên, người có cuộc sống căng thẳng, đối tượng mới bị chấn thương, bội nhiễm, người phải sinh hoạt trong môi trường ô nhiễm…

tai-sao-can-bo-sung-kem-khi-cam-cum--giadinhonline.vn 1

Tại sao cần bổ sung kẽm khi cảm cúm?.

Trên lý thuyết, cơ thể cần 15mg kẽm mỗi ngày. Nhu cầu trên thực tế theo nhiều kết quả nghiên cứu lại cao hơn gấp bội, thậm chí gấp 3 - 5 lần như thế trong bối cảnh của cuộc sống căng thẳng hiện nay.

Vì sao cơ thể cần nhiều kẽm

Cơ thể sở dĩ cần nhiều kẽm vì đây là nhân tố không thể thiếu, hầu như đảm bảo nhiều chức năng quan trọng, như:

Tăng cường hiệu quả của hệ miễn dịch. Chính vì thế mà nhiều trường hợp dị ứng chữa hoài không xong chỉ vì thầy thuốc quên… kẽm.

Tối ưu hóa hoạt tính của insulin. Nhiều người bị bệnh tiểu đường oan, dù uống nhiều thuốc nhưng đường huyết không ổn định. Lý do là vì thiếu kẽm nên insulin tuy có mà như không. Nhiều nhà nghiên cứu về bệnh tiểu đường thậm chí quả quyết là việc áp dụng thuốc có kẽm cho người từ tuổi trung niên có khả năng phòng ngừa bệnh tiểu đường.

Ổn định chức năng tư duy. Rất nhiều người, nhất là người trẻ phải đồng hành cùng stress, đãng trí, nguyên nhân thấy rõ là do thiếu kẽm. Tình trạng này tất nhiên được cải thiện rất nhanh sau khi bệnh nhân được điều trị bằng thuốc có kẽm với hàm lượng cao.

Tăng cường chức năng sinh dục. Thiếu kẽm làm cho tiến trình tổng hợp nội tiết tố bị xáo trộn. Nói cách khác, bổ sung định kỳ hay thậm chí áp dụng thuốc kẽm thường xuyên là một trong các biện pháp an toàn để giữ chức năng sinh dục ổn định.

Bổ sung kẽm để sống khỏe hơn

Với đối tượng dễ thiếu hụt kẽm như người bệnh ngoài da, tiểu đường, thấp khớp, viêm ruột mãn… việc dùng thuốc có kẽm, tất nhiên theo hướng dẫn của thầy thuốc, trong đa số trường hợp là biện pháp thiết yếu, thay vì chỉ trông mong vào chế độ dinh dưỡng. Trong bối cảnh của cuộc sống căng thẳng hiện nay, khó tránh thiếu kẽm. Nhưng nếu muốn tiếp tục sống lâu, sống khỏe, tối thiểu không nên thiếu kẽm.

BS. Lương Lễ Hoàng

Tags:
  • Tin liên quan
Quy tắc 20-20-20: Bí quyết giúp bảo vệ đôi mắt giữa thời 4.0
Giải pháp giúp giảm bớt hội chứng thị giác màn hình
Người nhóm máu O hay bị muỗi đốt có đúng không?
5 lý do phụ nữ nên kết hợp hạnh nhân vào chế độ ăn hằng ngày
Cách phục hồi làm dịu vết cháy nắng ở nam giới
Cách mix áo sơ mi đi làm cũng đẹp, du lịch cũng mê
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn hai quả trứng mỗi ngày?
Vì sao không va chạm vẫn có vết bầm tím trên người?
Leo cầu thang làm giảm 39% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch
5 thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường
5 thực phẩm bổ não, tiếp sức sĩ tử trong mùa thi
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm, Thứ trưởng Bộ Y tế nêu 3 cách giải quyết nỗi lo
Bé gái 17 tháng tuổi mắc bệnh hiếm 1 triệu trẻ mới có 1 người bị
Cơ thể cần bao nhiêu calo mỗi ngày?
Uống nước mía có tăng cân không?
Gợi ý 10 set đồ đi du lịch trẻ trung, nổi bật của mỹ nhân Việt
5 loại rau củ giúp giải nhiệt tự nhiên, thanh lọc cơ thể vào mùa hè
6 thói quen hàng ngày khiến chứng lo âu tồi tệ hơn
Điều gì xảy ra với cơ thể khi tiêu thụ quá nhiều muối?
Cẩn trọng đột quỵ - căn bệnh nguy hiểm ai cũng dễ mắc
Xem thêm