Thứ sáu, 17/05/2024 17:01
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 15/12/2018 16:03

Tại sao bệnh chàm hay tái phát vào mùa đông?

Bệnh chàm (viêm da cơ địa hay eczema) hay tái phát, nhất là vào mùa đông. Bệnh này không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu mà còn gây mất thẩm mỹ, thiếu tự tin trong giao tiếp.

Bệnh chàm là gì?

Bệnh chàm là một tình trạng viêm da phổ biến, có tính chất tự miễn được đặc trưng bởi các mảng da ngứa và viêm. Bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh cho tới người già.

Các loại bệnh chàm

Khi nhắc đến bệnh chàm, mọi người thường nghĩ đến viêm da dị ứng. Đây là một tình trạng được đặc trưng bởi các tổn thương trên da, kèm theo khô, ngứa và phát ban đỏ. Viêm da dị ứng là loại bệnh chàm mạn tính phổ biến nhất.

Các dạng chàm khác bao gồm:

- Viêm da tiếp xúc: Viêm da tiếp xúc là do tiếp xúc với chất kích thích, với các triệu chứng như bứt rứt, ngứa và đỏ da. Tình trạng viêm biến mất khi chất kích thích được loại bỏ.

- Viêm da tổ đỉa (chàm tổ đỉa): Bệnh lý này thường xuất hiện ở ngón tay, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Chàm tổ đỉa gây ra các mảng mụn nước mọc chồng lên nhau, rất ngứa, khi vỡ ra thì khô lại, bong vảy, nứt và đau.

- Viêm da đồng tiền (chàm đồng tiền): Bệnh thường gặp ở vùng da chân, biểu hiện là các mảng da khô, hình tròn trông giống như đồng xu và xảy ra phổ biến ở nam giới.

- Viêm da tiết bã: Bệnh gây ngứa, đỏ da, bong vảy, đặc biệt là trên da đầu, lông mày, mí mắt, hai bên mũi và sau tai.

Triệu chứng của bệnh chàm

Triệu chứng của bệnh chàm là ngứa, khô, sần sùi, bong tróc, có thể có chảy nước, viêm và kích ứng da. Bệnh có thể bùng lên, thuyên giảm, rồi lại tái phát trở lại.

Bệnh chàm có thể xảy ra ở bất cứ đâu nhưng hay gặp ở các vị trí như cánh tay, khuỷu tay bên trong, mu bàn chân/tay, phía sau đầu gối, má và da đầu. Tuy có thể lan rộng ra các vùng da trên cơ thể, nhưng bệnh không lây từ người này sang người khác.

Ngoài ra có thể nhận biết bệnh chàm qua các dấu hiệu khác như:

- Ngứa dữ dội;

- Các mảng da màu đỏ hoặc nâu xám;

- Những vết sưng nhỏ nổi lên trên da, có thể chảy nước khi gãi vào;

- Các tổn thương đóng vảy, cứng, khô, màu vàng;

- Da dày, có vảy.

Empty

Triệu chứng của bệnh chàm là các mảng da đỏ, ngứa, bong vảy

Nguyên nhân gây ra bệnh chàm

Nguyên nhân của bệnh chàm vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng. Người ta cho rằng, bệnh được kích hoạt bởi một hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức, phản ứng mạnh mẽ khi tiếp xúc với các chất kích thích.

Bệnh chàm đôi khi được gây ra bởi một phản ứng bất thường đối với các protein vốn dĩ là một thành phần của cơ thể. Thông thường, hệ thống miễn dịch thường chỉ tấn công các protein của các yếu tố bên ngoài, chẳng hạn như vi khuẩn hoặc virus. Nhưng trong bệnh chàm, hệ thống miễn dịch mất khả năng nhận biết protein của cơ thể và của các tác nhân lạ, dẫn tới tấn công cả 2.

Các yếu tố gây bùng phát bệnh chàm bao gồm:

- Hóa chất có trong chất tẩy rửa;

- Các vật liệu thô ráp như len, vải tổng hợp;

- Ra nhiều mồ hôi;

- Thay đổi nhiệt độ, độ ẩm môi trường đột ngột;

- Stress;

- Dị ứng thực phẩm, lông động vật;

- Nhiễm trùng đường hô hấp trên.

- Nếu trong gia đình bạn có người thân đã từng mắc bệnh chàm thì bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh lý này cao hơn.

Empty

Tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa có thể là nguyên nhân gây bệnh chàm

Tại sao bệnh chàm hay tái phát vào mùa đông?

Thông thường, những người bị chàm nếu được chăm sóc tốt sẽ giảm đáng kể các triệu chứng của bệnh trên da. Tuy nhiên bệnh này lại rất hay tái phát, nhất là vào mùa đông. Tại sao vậy?

Khi thời tiết chuyển mùa từ thu sang đông, nhiệt độ sẽ có sự thay đổi rõ rệt, khiến cho da của người bệnh bị kích ứng, từ đó bệnh chàm sẽ tái phát nhanh chóng sau đó.

Hơn nữa, vào mùa đông, thời tiết thường khô hanh, độ ẩm thấp nên da thường mất nước và bị khô hơn. Khi da bị khô quá mức và không được dưỡng ẩm đủ sẽ gây ngứa, đây chính là yếu tố làm bệnh chàm tái phát trở lại, thậm chí ngày càng trầm trọng hơn. Điều đó giải thích tại sao vào mùa đông thì bệnh chàm thường bùng phát mạnh mẽ. Cũng vì thế mà những người bị chàm thường được bác sĩ dặn dò nên sử dụng kem dưỡng ẩm hàng ngày. Dưỡng ẩm chính là nguyên tắc quan trọng nhất trong điều trị bệnh chàm.

Một nguyên nhân nữa khiến bệnh chàm hay tái phát vào mùa đông đó là sức đề kháng của cơ thể giảm nên cũng khiến bệnh chàm dễ bùng phát.

Một số cách ngăn ngừa bệnh chàm tái phát vào mùa đông

Để phòng ngừa bệnh chàm tái phát trở lại vào mùa đông, người bệnh có thể tham khảo một số lời khuyên dưới đây:

- Giữ ấm cho cơ thể, tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột.

Những người bị chàm nên đeo găng tay, khăn quàng cổ và đội mũ khi ra ngoài để da không bị lạnh. Bảo vệ các khu vực nhạy cảm khỏi sự thay đổi nhiệt độ vào mùa đông. Ví dụ như với bệnh chàm ở tay, người bệnh nên đeo găng tay mỗi khi ra ngoài.

Empty

Hãy luôn giữ ấm trong mùa đông để ngăn bệnh chàm tái phát

Ngoài ra, những người bị chàm không nên tắm hay rửa tay bằng nước nóng, chỉ nên sử dụng nước ấm, bởi nước quá nóng có thể khiến da bị khô và bệnh nặng hơn.

- Dưỡng ẩm thường xuyên

Giữ cho da luôn ẩm là một phần quan trọng của chăm sóc da cho bệnh chàm và điều này lại càng cần thiết hơn trong những tháng mùa đông. Những người bị chàm nên có thói quen luôn mang theo kem dưỡng ẩm bên mình để thoa lên da nhiều lần trong ngày sẽ giúp bảo vệ da khỏi không khí lạnh, khô của mùa đông.

Empty

Dưỡng ẩm thường xuyên giúp ngăn ngừa bệnh chàm tái phát

- Bổ sung thêm vitamin D

Vitamin D có vai trò quan trọng trong việc làm lành tổn thương da ở những người bị chàm. Các nghiên cứu cho thấy bổ sung vitamin D có thể cải thiện đáng kể các triệu chứng của bệnh chàm và có thể hạn chế các đợt bùng phát.

Da của cơ thể có thể tự tổng hợp vitamin D khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Vào mùa đông, da sẽ ít tiếp xúc với ánh nắng hơn, dẫn đến sự tổng hợp vitamin D qua da rất hạn chế. Vì vậy, những người bị chàm nên bổ sung thêm vitamin này cho cơ thể, nhất là vào mùa đông.

- Sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ

Khi nhận thấy có một vài triệu chứng của bệnh chàm, bạn nên sử dụng một số thuốc để giảm các triệu chứng như:

- Kem bôi chứa corticosteroid để giảm ngứa;

- Thuốc ức chế calcineurin tại chỗ;

- Thuốc kháng histamine;

Người bệnh nên có một loại thuốc trên để khi mùa đông đến sẽ cần dùng tới, tuy nhiên cần tránh lạm dụng bởi nếu bôi lâu ngày có thể gây khô da, nhăn da, bệnh tái phát ngày càng nặng. Nếu ngứa quá, bạn có thể bôi 1-2 ngày, khi bệnh giảm thì ngừng lại và sử dụng ngay kem bôi nguồn gốc tự nhiên kết hợp với kem dưỡng ẩm. Việc này giúp cải thiện bệnh nhanh chóng, ngăn ngừa tái phát và tránh được các tác dụng phụ.

Ngăn ngừa bệnh chàm tái phát trong mùa đông nhờ sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên

Do bệnh chàm là mạn tính nên việc sử dụng thuốc suốt đời là không thể tránh khỏi. Để kiểm soát và ngăn ngừa tình trạng này một cách an toàn, nhiều người có xu hướng lựa chọn sử dụng sản phẩm thảo dược, không gây tác dụng phụ, điển hình như kem bôi Eczestop.

Sản phẩm Eczestop là một công thức chuyên biệt cho người bị bệnh chàm, giúp giảm dị ứng, bớt ngứa ngáy, cải thiện tình trạng viêm da thông qua tác dụng của kẽm salicylate, nano bạc, dịch chiết neem, dầu dừa và chiết xuất vỏ núc nác. Đồng thời, sản phẩm cũng giúp dưỡng ẩm, tăng cường sức khỏe của làn da nhờ dầu dừa, chitosan, từ đó giúp ngăn ngừa bệnh chàm tái phát một cách hiệu quả. Sản phẩm này có thành phần từ thiên nhiên nên rất an toàn khi sử dụng, đặc biệt với một bệnh cần điều trị lâu dài như bệnh chàm.

Empty

Kem bôi Eczestop giúp cải thiện bệnh chàm hiệu quả

Nhiều người đã cải thiện tình trạng ngứa ngáy, thường xuyên tái phát bệnh chàm mỗi khi mua đông tới nhờ kem bôi Eczestop, điển hình là trường hợp của 3 mẹ con chị Nhung TẠI ĐÂY.

Bệnh chàm thường hay tái phát, nhất là vào mùa đông, vì vậy bạn cần có các biện pháp giúp kiểm soát bệnh an toàn, hiệu quả. Trong đó, sử dụng hàng ngày kem bôi thảo dược Eczestop là một gợi ý hay dành cho bạn.

Để được giải đáp mọi thắc mắc về bệnh chàm và đặt mua sản phẩm Eczestop chính hãng với giá tốt nhất xin vui lòng liên hệ tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: 18006107 hoặc (zalo/ viber) hotline: 0916.755.060 – 0916.757.545

*Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Phương Thùy  
5 lý do phụ nữ nên kết hợp hạnh nhân vào chế độ ăn hằng ngày
Cách phục hồi làm dịu vết cháy nắng ở nam giới
Cách mix áo sơ mi đi làm cũng đẹp, du lịch cũng mê
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn hai quả trứng mỗi ngày?
Vì sao không va chạm vẫn có vết bầm tím trên người?
Leo cầu thang làm giảm 39% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch
5 thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường
5 thực phẩm bổ não, tiếp sức sĩ tử trong mùa thi
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm, Thứ trưởng Bộ Y tế nêu 3 cách giải quyết nỗi lo
Bé gái 17 tháng tuổi mắc bệnh hiếm 1 triệu trẻ mới có 1 người bị
Cơ thể cần bao nhiêu calo mỗi ngày?
Uống nước mía có tăng cân không?
Gợi ý 10 set đồ đi du lịch trẻ trung, nổi bật của mỹ nhân Việt
5 loại rau củ giúp giải nhiệt tự nhiên, thanh lọc cơ thể vào mùa hè
6 thói quen hàng ngày khiến chứng lo âu tồi tệ hơn
Điều gì xảy ra với cơ thể khi tiêu thụ quá nhiều muối?
Cẩn trọng đột quỵ - căn bệnh nguy hiểm ai cũng dễ mắc
Lợi ích 'vàng' của BHA trong chu trình chăm sóc da
4 lý do đàn ông lười “yêu”
Những mẹo làm đẹp dân gian tuyệt đối không nên thử
Xem thêm