Thứ sáu, 17/05/2024 11:26
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 10/04/2018 11:02

Sốt xuất huyết và sốt siêu vi khác nhau như thế nào?

Sốt xuất huyết (SXH) và sốt siêu vi (SSV) có dấu hiệu ban đầu khá giống nhau, tuy cùng là triệu chứng sốt, cơ thể mệt mỏi nhưng hai dạng sốt này lại hoàn toàn khác nhau.

Sốt xuất huyết và sốt siêu vi khác nhau như thế nào?

Đều là bệnh lây truyền nhanh nhưng triệu chứng sốt xuất huyết và sốt siêu vi hoàn toàn khác nhau và có khả năng gây nguy hiểm cho người bệnh nếu không điều trị kịp thời.

Sốt siêu vi là gì?

Sốt siêu vi chỉ chung những trường hợp sốt do nhiễm các loại siêu vi trùng (virus) khác nhau. Phần lớn sốt siêu vi không nguy hiểm và có thể tự hết trong vòng 3-7 ngày.

sot-sieu-vi

Phần lớn sốt siêu vi không nguy hiểm (Ảnh minh họa)

-> Dấu hiệu nhận biết sốt xuất huyết biến chứng và cách điều trị

Dấu hiệu nhận biết của sốt siêu vi

Người bị sốt siêu vi thường sốt theo từng cơn và sốt ở nhiệt độ rất cao, từ 38 - 39 độ C thậm chí có lúc 400C-410C.

Khi bị sốt siêu vi, đầu và cơ thể sẽ có cảm giác đau mỏi- nhất là ở các cơ. Nếu là ở trẻ nhỏ sẽ có hiện tượng trẻ quấy khóc. Đồng thời với đó là xuất hiện các triệu chứng như chảy mũi, hắt hơi, viêm long đường hô hấp, họng đỏ. Các hạch khu vực đầu, mặt, cổ thường sưng to, đau có thể nhìn hoặc sờ thấy. Kết mạc mắt đỏ, viêm, chảy nước mắt…

Nếu nguyên nhân gây sốt là do virus đường tiêu hóa, có thể sớm xuất hiện tình trạng rối loạn tiêu hóa với đặc điểm là phân lỏng, không có máu, chất nhầy. Có thể nôn ói mỗi sau khi ăn.

Sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Nguyên nhân lây lan bệnh là do muỗi vằn truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Bệnh sốt xuất huyết đôi khi có thể gây đau nhức rất trầm trọng ở cơ và khớp.

sot-xuat-huyet2

Sốt xuất huyết làm lộ trên mặt da những chấm nhỏ màu đỏ, đốm đỏ hay vết bầm (Ảnh minh họa)

Dấu hiệu nhận biết của sốt xuất huyết

Biểu hiện đầu tiên của bệnh sốt xuất huyết là tình trạng sốt cao. Sốt (nóng) cao 39-40 độ C, đột ngột, liên tục trong 3-4 ngày liền, mệt mỏi, phát ban, buồn nôn.

Xuất huyết dưới da: Làm lộ trên mặt da những chấm nhỏ màu đỏ, đốm đỏ hay vết bầm. Phân biệt với vết muỗi cắn bằng cách căng da chung quanh chấm đỏ, nếu chúng vẫn còn là do xuất huyết, ngược lại nếu biến mất thì đó là vết muỗi cắn.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bị xuất huyết ở niêm mạc. Với phụ nữ, khi bị sốt xuất huyết mà tới kỳ kinh nguyệt thì chu kỳ này có thể kéo dài hơn. Kinh nguyệt cũng có thể tới sớm hơn bình thường khi nhiễm bệnh. Với trẻ em, bên cạnh những nốt xuất huyết trên cơ thể thì thường kèm theo bị chảy máu cam, chảy máu chân răng, đi tiểu ra máu...

Nhiều người bị nặng có thể dẫn tới xuất huyết tiêu hóa với các biểu hiện là đi đại tiện ra máu, nôn ra máu kèm theo các biểu hiện liên quan đến thần kinh nhức đầu, đau cơ, đau khớp.

Bệnh nhân mắc sốt xuất huyết có thể có cảm giác khó chịu, đau bụng, nôn ói…

Triệu chứng cuối cùng nguy hiểm nhất khi nhiễm sốt xuất huyết thể nặng là tình trạng sốc. Tình trạng sốc của cơ thể thường xuất hiện vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 của chu kỳ bệnh. Tình trạng sốc có thể thường xuất hiện khi người bệnh đang sốt cao đột ngột chuyển sang hết sốt, nhưng lại mệt mỏi li bì, chân tay lạnh, đi tiểu ít, có thể kèm theo nôn hoặc đi đại tiện ra máu. Khi bị sốc sẽ rất nguy hiểm tới tính mạng nếu không tới bệnh viện kịp thời.

Video: Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh sốt xuất huyết

Phương Vũ  
Cách mix áo sơ mi đi làm cũng đẹp, du lịch cũng mê
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn hai quả trứng mỗi ngày?
Vì sao không va chạm vẫn có vết bầm tím trên người?
Leo cầu thang làm giảm 39% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch
5 thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường
5 thực phẩm bổ não, tiếp sức sĩ tử trong mùa thi
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm, Thứ trưởng Bộ Y tế nêu 3 cách giải quyết nỗi lo
Bé gái 17 tháng tuổi mắc bệnh hiếm 1 triệu trẻ mới có 1 người bị
Cơ thể cần bao nhiêu calo mỗi ngày?
Uống nước mía có tăng cân không?
Gợi ý 10 set đồ đi du lịch trẻ trung, nổi bật của mỹ nhân Việt
5 loại rau củ giúp giải nhiệt tự nhiên, thanh lọc cơ thể vào mùa hè
6 thói quen hàng ngày khiến chứng lo âu tồi tệ hơn
Điều gì xảy ra với cơ thể khi tiêu thụ quá nhiều muối?
Cẩn trọng đột quỵ - căn bệnh nguy hiểm ai cũng dễ mắc
Lợi ích 'vàng' của BHA trong chu trình chăm sóc da
4 lý do đàn ông lười “yêu”
Những mẹo làm đẹp dân gian tuyệt đối không nên thử
Những rủi ro “khôn lường” khi ăn hàu sống
Loại lá quốc dân này chính là 'kem chống nắng tự nhiên'
Xem thêm