Thứ sáu, 02/05/2025 06:48     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 02/05/2025 06:48

Ăn muối hay mì chính gây hại sức khỏe hơn?

Nhiều người cho rằng sử dụng mì chính có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nên chỉ sử dụng muối để nêm nếm. Quan niệm này liệu có đúng?

Ăn mì chính có hại không?

Mì chính hay bột ngọt, có tên khoa học là monosodium glutamate (MSG) là một loại gia vị được sử dụng phổ biến để tăng hương vị cho món ăn, mang đến cảm giác ngon miệng hơn. Mì chính thường được sử dụng ở các nước châu Á như Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc,...

Đây là một loại muối natri của axit glutamic, một axit amin tự nhiên có trong nhiều loại thực phẩm như thịt, cá, và rau củ. Mì chính được sử dụng để tăng cường vị umami – một trong năm vị cơ bản cùng với ngọt, mặn, chua và đắng.

Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Trong nhiều năm nghiên cứu, các tổ chức y tế và sức khỏe hàng đầu trên thế giới đều đánh giá mì chính là gia vị an toàn trong chế biến thực phẩm.

Ở Việt Nam, Bộ Y tế cũng đưa mì chính vào trong danh mục các loại phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm. Như vậy mì chính không có hại như nhiều người vẫn nghĩ.

Về bản chất, mì chính đơn thuần là một loại gia vị để nêm nếm vào đồ ăn. Nếu dùng với lượng ít vừa phải, mì chính không gây độc. Nó chỉ gây hại khi quá lạm dụng loại gia vị này để tạo độ ngọt trong chế biến hoặc không biết dùng đúng cách.

Theo Liên đoàn Hiệp hội Sinh học Thực nghiệm Hoa Kỳ (FASEB), các phản ứng phụ chỉ có thể xảy ra ở những người có cơ địa nhạy cảm với mì chính và tiêu thụ hơn 3g mì chính. Khẩu phần ăn thông thường có mì chính chỉ chứa khoảng 0,5g, nên các tác dụng phụ này sẽ khó xảy ra với các bữa ăn điển hình.

Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều mì chính sẽ có nguy cơ gây rối loạn hoạt động não. Bên cạnh đó, dư thừa mì chính cũng sẽ khiến gan, thận phải làm việc cật lực để đào thải độc chất acid amin có trong gia vị này.

Mì chính hay muối gây hại sức khỏe hơn?

Mặc dù cả mì chính và muối đều có thể gây hại khi tiêu thụ quá mức, nhưng muối là yếu tố chính dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như tăng huyết áp, đột quỵ và bệnh tim mạch. Mì chính có thể gây dị ứng ở một số người, nhưng ảnh hưởng sức khỏe lâu dài từ việc tiêu thụ muối quá mức lớn hơn.

Ngoài ra, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, người trưởng thành chỉ nên dùng dưới 5g muối ăn/ngày. Viện Dinh dưỡng quốc gia hướng dẫn 5g muối tương đương 35g xì dầu (7 thìa cà phê); tương đương 8g bột canh (hơn 1,5 thìa cà phê), 11 g hạt nêm (hơn 2 thìa cà phê) và 26g nước mắm (tương đương hơn 5 thìa canh). Thực tế, rất nhiều người dễ ăn nhiều hơn lượng muối trên. Tại Việt Nam, theo Bộ Y tế, trung bình một người trưởng thành tiêu thụ 8,1g muối/ngày, gần gấp đôi mức khuyến cáo.

Còn với mì chính, theo Cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA), các tác dụng phụ từ gia vị này đều nhẹ, tạm thời, và thường liên quan đến liều lượng lớn (hơn 3g) nếu dùng riêng không kèm thực phẩm. Trong khi đó, hầu hết các công thức nấu ăn đều yêu cầu một lượng mì chính nhỏ - 1/4 đến 1/2 thìa cà phê cho mỗi 0,5kg thịt (đủ cho 4-6 người ăn) - nên chúng ta ít khi tiêu thụ mì chính với lượng đủ lớn để bị ảnh hưởng.

Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Làm sao để sử dụng mì chính an toàn?

Mặc dù sử dụng mì chính ở mức phù hợp sẽ không gây hại cho cơ thể nhưng vẫn có một số lưu ý khác khi dùng loại gia vị này.

Trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi không nên ăn mì chính bởi vị giác của trẻ nhỏ đang trong quá trình hình thành, nếu ăn quá thường xuyên hoặc lượng mì chính quá nhiều sẽ làm thay đổi khẩu vị và gây “nghiện” mì chính. Chưa kể tới, lượng natri cần thiết có cơ thể trẻ cũng thấp hơn nên lượng mì chính nêm vào thức ăn cũng cần được điều chỉnh cho phù hợp.

Mặc dù mì chính đã được đánh giá là chất điều vị an toàn nhưng với người dị ứng mì chính và bị say mì chính ở mức độ nặng, tốt nhất không nên sử dụng loại gia vị này. Với những người đang gặp vấn đề về sức khỏe, hoặc có các bệnh mãn tính, cần được bác sĩ kiểm tra để biết chính xác rằng mì chính có hại cho cơ thể hay không.

Khi sử dụng mì chính cho các món ăn, chú ý không nêm mì chính khi đang nấu bất kể loại thức ăn nào ở nhiệt độ cao. Vì khi mì chính gặp nóng đột ngột sẽ xảy ra phản ứng, bẽ gãy các liên kết hóa học khiến mì chính trở nên có hại cho sức khỏe.

Tương tự với các món chiên rán trên dầu nóng mà cho trực tiếp mì chính lên trên bề mặt thực phẩm chiên vàng, cháy xém cạnh sẽ khiến mì chính khó tan, làm mất hương vị đặc trưng của món ăn và gây tổn hại cho dạ dày.

Mì chính rất khó hòa tan ở nhiệt độ thấp. Nếu cho mì chính vào khi thức ăn đã nguội, mì chính không tan được sẽ khiến món ăn không những không ngon mà còn có cảm giác "ngọt lợ" khi ăn phải mì chính chưa tan hết.

Phương Anh  
20 tuổi bị huyết áp cao, nguyên nhân do đâu?
Bé gái 5,5 tháng tuổi suýt tử vong do nhiễm RSV
Lợi ích bất ngờ của việc thở dài
Bác sĩ Nguyễn Duy Phương: Người thắp lửa hạnh phúc cho những mái ấm từng lặng lẽ đau thương
Lạm dụng 'cứu tinh' của mùa hè, nhiều người mắc bệnh đường hô hấp
Sản phụ 33 tuổi bị biến chứng sản khoa 100.000 người chỉ hơn chục người mắc
Cắt thành công khối u mỡ nặng 2kg vùng nách cho nữ bệnh nhân 52 tuổi
Lưu ý quan trọng khi đi xem diễu binh
Rộ trào lưu uống nước chanh chữa bách bệnh: Chanh có tác dụng gì, dùng thế nào cho đúng?
Cụ ông nhập viện do bị hóc thịt bò khi ăn cỗ
Cách nhận biết viêm da ở trẻ
Phát hiện ổ rắn trong điều hòa: Xử lý thế nào, làm sao để phòng tránh?
Phát hiện hàng trăm tấn mì chính, hạt nêm, dầu ăn giả: Người tiêu dùng đánh đổi sức khỏe, xói mòn lòng tin
Tai biến mạch máu não: Làm sao để phát hiện bệnh sớm?
Mắc bệnh tình dục do thói quen thường gặp khi hát karaoke
Lầm tưởng “chết người” khi tự chữa bệnh miễn dịch, dị ứng tại nhà
Xăm rồng phượng kín tay, chưa kịp 'ngầu' nam thanh niên đã vội nhập viện
Hơn 500 cán bộ y tế thảo luận về dinh dưỡng cho người bệnh ung thư
Giá đắt cho 60 phút làm đẹp cấp tốc tại spa chui
Nhập viện nguy kịch sau khi uống 38 viên thuốc huyết áp
Xem thêm