Thứ bảy, 03/05/2025 09:46     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 03/05/2025 09:46

Đặt vòng tránh thai vẫn có bầu: Lời cảnh báo không nên bỏ qua

Một phụ nữ 40 tuổi tại Phú Thọ vừa phát hiện mình mang thai dù đã đặt vòng tránh thai cách đây 4 năm.

Thông tin từ Sở Y tế tỉnh Phú Thọ cho biết, Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn mới đây đã tiếp nhận trường hợp chị B.T.T ( 40 tuổi, trú tại huyện Thanh Sơn) đến khám do có biểu hiện trễ kinh và buồn nôn – những dấu hiệu thường gặp ở giai đoạn đầu của thai kỳ. Điều đáng chú ý là chị T. từng đặt vòng tránh thai từ 4 năm trước.

Qua thăm khám và siêu âm, các bác sĩ phát hiện tử cung của chị có kích thước lớn hơn bình thường, trong buồng tử cung có hình ảnh túi thai. Chị được chẩn đoán đang mang thai ở tuần thứ 4.

Hình ảnh siêu âm phát hiện túi thai. Ảnh: Sở Y tế Phú Thọ

Theo bác sĩ chuyên khoa I Đinh Đại Lâm – Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn, vòng tránh thai là một trong những phương pháp ngừa thai phổ biến và được đánh giá cao về hiệu quả. Tuy nhiên, tỷ lệ tránh thai của phương pháp này đạt khoảng 98–99%, đồng nghĩa với việc trong 100 phụ nữ sử dụng vòng, vẫn có 1–2 trường hợp có thể mang thai ngoài ý muốn.

“Đặt vòng tránh thai không phải là phương pháp tuyệt đối 100%. Vẫn có khả năng mang thai nếu vòng bị lệch vị trí, rơi ra ngoài mà không biết, hoặc giảm hiệu lực theo thời gian. Thời gian hiệu quả của vòng tránh thai phụ thuộc vào loại vòng và cơ địa từng người, thông thường từ 3 đến 10 năm. Sau thời gian này, vòng có thể mất tác dụng nếu không được thay thế”, vị bác sĩ cho hay.

Trường hợp của chị T. không phải là cá biệt. Trước đó, vào tháng 6/2024, Bệnh viện Sản Nhi Phú Thọ cũng từng tiếp nhận một bé gái chào đời cùng chiếc vòng tránh thai vẫn còn trong tử cung mẹ – minh chứng rõ ràng rằng không có biện pháp ngừa thai nào là tuyệt đối.

Các bác sĩ khuyến cáo, phụ nữ đặt vòng tránh thai nên tái khám định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra vị trí vòng và theo dõi tình trạng sức khỏe sinh sản. Trong trường hợp có các dấu hiệu bất thường như trễ kinh, buồn nôn, đau bụng dưới, ra máu bất thường..., cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra, ngay cả khi vẫn đang sử dụng biện pháp tránh thai.

Kim Ngân  
Nhập viện gấp sau 1 lần 'lỡ dại'
Ăn muối hay mì chính gây hại sức khỏe hơn?
20 tuổi bị huyết áp cao, nguyên nhân do đâu?
Bé gái 5,5 tháng tuổi suýt tử vong do nhiễm RSV
Lợi ích bất ngờ của việc thở dài
Bác sĩ Nguyễn Duy Phương: Người thắp lửa hạnh phúc cho những mái ấm từng lặng lẽ đau thương
Lạm dụng 'cứu tinh' của mùa hè, nhiều người mắc bệnh đường hô hấp
Sản phụ 33 tuổi bị biến chứng sản khoa 100.000 người chỉ hơn chục người mắc
Cắt thành công khối u mỡ nặng 2kg vùng nách cho nữ bệnh nhân 52 tuổi
Lưu ý quan trọng khi đi xem diễu binh
Rộ trào lưu uống nước chanh chữa bách bệnh: Chanh có tác dụng gì, dùng thế nào cho đúng?
Cụ ông nhập viện do bị hóc thịt bò khi ăn cỗ
Cách nhận biết viêm da ở trẻ
Phát hiện ổ rắn trong điều hòa: Xử lý thế nào, làm sao để phòng tránh?
Phát hiện hàng trăm tấn mì chính, hạt nêm, dầu ăn giả: Người tiêu dùng đánh đổi sức khỏe, xói mòn lòng tin
Tai biến mạch máu não: Làm sao để phát hiện bệnh sớm?
Mắc bệnh tình dục do thói quen thường gặp khi hát karaoke
Lầm tưởng “chết người” khi tự chữa bệnh miễn dịch, dị ứng tại nhà
Xăm rồng phượng kín tay, chưa kịp 'ngầu' nam thanh niên đã vội nhập viện
Hơn 500 cán bộ y tế thảo luận về dinh dưỡng cho người bệnh ung thư
Xem thêm