Chủ nhật, 19/05/2024 18:31
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 11/05/2017 18:42

Dấu hiệu mắc tiểu đường thai kỳ ở mẹ bầu

Tiểu đường thai kỳ (TĐTK) khá phổ biến đối với phụ nữ mang thai. Việc nắm rõ biểu hiện của bệnh là rất cần thiết vì TĐTK có thể ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình vượt cạn và thai nhi.

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ hay còn gọi là tiểu đường type 3, xảy ra trong thời kỳ mang thai do sự thay đổi các hormone trong cơ thể. Thông thường, bệnh sẽ tự khỏi sau khi bà bầu sinh con và có thể không gây bất kỳ ảnh hưởng xấu nào đến sức khỏe mẹ và sự phát triển của bé nếu được kiểm soát tốt.

Bệnh tiểu đường thai kỳ không có những dấu hiệu đặc biệt, đa phần phát hiện được là nhờ việc khám thai.

dau-hieu-mac-tieu-duong-thai-ky-o-me-bau-giadinhonline.vn 1

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng thường gặp ở các mẹ bầu hiện đại

Dưới đây là những dấu hiệu điển hình của tiểu đường thai kỳ mà mẹ bầu cần nắm rõ để phòng tránh:

Luôn khát nước đến khô họng

Trong suốt quá trình mang thai, chế độ ăn và uống của bạn thay đổi khá nhiều. Điều này khiến cho biểu hiện của việc mang thai thông thường và triệu chứng tiểu đường thai kỳ dễ bị lẫn với nhau.
Nếu thấy mình thường xuyên khát nước, dù đã uống rất nhiều nước mỗi ngày, thì hãy đề cập với bác sỹ về biểu hiện này.

Buồn tiểu liên tục

Hiểu một cách lô-gíc thì nếu khát, bạn uống nước nhiều hơn, quá trình đào thải nước tiểu sẽ diễn ra nhanh hơn. Tuy nhiên, việc buồn tiểu liên tục lại có thể là triệu chứng của bệnh tiểu đường, thậm chí bạn không uống nhiều nước.

Trên thực tế, việc mang thai cũng khiến cho bạn phải đi tiểu tiện nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu để ý thấy sự thay đổi lớn về tần suất đi tiểu một cách bất thường, mẹ bầu cần chia sẻ thông tin này với chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Hơn nữa, đó cũng có thể là biểu hiện của bệnh viêm đường tiết niệu.

Mệt mỏi đến kiệt sức

Chắc chắn bạn sẽ nghĩ, “Mang bầu, mệt mỏi là chuyện bình thường”. Nhưng bạn mệt đến kiệt sức và mật độ xảy ra dồn dập, thì hãy nghĩ đến bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc thiếu sắt.

Chú ý tới triệu chứng này, nếu bạn vẫn ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi và không có dấu hiệu bị ốm. Bạn sẽ có cảm giác mệt, thở dốc sau mỗi bữa ăn, đó có thể là biểu hiện của TĐTK.

Những điều mẹ bầu hiện đại hay ngó lơ

Phương Vũ

Tags:
  • Tin liên quan
Thực phẩm giúp giải độc tố gan tự nhiên, ngăn ngừa suy gan
Cách giữ sức khỏe và chế độ dinh dưỡng cho các sĩ tử mùa thi
Loại rau giúp giảm lượng đường trong máu tốt nhất
Nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?
Vì sao ăn nhiều trước khi ngủ lại thấy đói hơn vào sáng sớm?
Quy tắc 20-20-20: Bí quyết giúp bảo vệ đôi mắt giữa thời 4.0
Giải pháp giúp giảm bớt hội chứng thị giác màn hình
Người nhóm máu O hay bị muỗi đốt có đúng không?
5 lý do phụ nữ nên kết hợp hạnh nhân vào chế độ ăn hằng ngày
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn hai quả trứng mỗi ngày?
Vì sao không va chạm vẫn có vết bầm tím trên người?
Leo cầu thang làm giảm 39% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch
5 thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường
5 thực phẩm bổ não, tiếp sức sĩ tử trong mùa thi
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm, Thứ trưởng Bộ Y tế nêu 3 cách giải quyết nỗi lo
Bé gái 17 tháng tuổi mắc bệnh hiếm 1 triệu trẻ mới có 1 người bị
Cơ thể cần bao nhiêu calo mỗi ngày?
Uống nước mía có tăng cân không?
5 loại rau củ giúp giải nhiệt tự nhiên, thanh lọc cơ thể vào mùa hè
6 thói quen hàng ngày khiến chứng lo âu tồi tệ hơn
Xem thêm