Chủ nhật, 19/05/2024 20:48
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 20/09/2018 19:00

Sai lầm khi chữa ho cho trẻ nhỏ cha mẹ thường mắc phải

Kiêng tắm gội, kiêng ăn thịt gà, tôm cua, tự ý dùng thuốc kháng sinh…là những sai lầm phổ biến mà các mẹ thường mắc phải khi điều trị ho cho trẻ.

Những sai lầm phổ biến mà các mẹ thường mắc phải khi điều trị ho cho trẻ

Giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột, nhiệt độ và độ ẩm không được giữ ở mức độ lý tưởng, sức đề kháng ở trẻ còn non nớt…là những điều kiện lý tưởng gây bùng phát các loại virus, vi khuẩn ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Ho, cảm cúm, ngạt mũi… là những triệu chứng thông thường mà bất cứ trẻ nào cũng có thể mắc phải thời điểm giao mùa.

1

Ho là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ mỗi thời điểm giao mùa (Ảnh minh họa)

Trong đó, ho là một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ nhất là vào thời điểm giao mùa như hiện nay. Một năm trẻ có thể bị ho từ 4-12 lần trong năm vì những nguyên nhân khác nhau. Trong một số trường hợp, ho chỉ là phản ứng kích ứng của cơ thể với sự thay đổi của môi trường, nhưng đôi khi lại là triệu chứng của một bệnh lý hô hấp nghiêm trọng. Bố mẹ chú ý không mắc những sai lầm khi chăm sóc trẻ bị ho như:

Kiêng tắm, gội khi trẻ ho

Nhiều bậc cha mẹ có quan niệm, khi con ốm cần kiêng tắm, gội vì lo lắng trẻ bị lạnh và có thể ho nặng hơn, lâu khỏi hơn. Tuy nhiên, quan điểm này chỉ đúng trong trường hợp trẻ tắm trong phòng không kín, nhiệt độ quá thấp hay ngâm mình cho trẻ quá lâu…

2

Kiêng tắm rửa lâu ngày thậm chí khiến cho trẻ cảm thấy bức bối, vệ sinh kém dễ khiến trẻ bị viêm da và nhiều bệnh khác (Ảnh minh họa)

Trẻ nhỏ đang trong giai đoạn trưởng thành và hoàn thiện cơ thể nên quá trình bài tiết mồ hôi, tế bào chết đi diễn ra rất nhanh. Hơn nữa bé thường xuyên nghịch ngợm, chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh nên cần phải được người lớn giúp vệ sinh cơ thể để loại bỏ tế bào chết và chất bẩn.

Việc kiêng tắm rửa lâu ngày khi trẻ bị ho còn có thể làm cho trẻ cảm thấy bức bối, cơ thể không được vệ sinh sẽ khiến trẻ dễ bị viêm da, các loại virus có thể sẽ tấn công cơ thể bé.

Theo các chuyên gia sức khỏe, khi con bị ho, bố mẹ vẫn nên tắm cho con hàng ngày để đảm bảo vệ sinh. Tuy nhiên, để tránh những rủi ro có thể xảy ra, bạn cần lưu ý luôn tắm cho trẻ bằng nước ấm, trong phòng kín gió, nhiệt độ phòng ấm áp, thời gian tắm từ 5-10 phút và phải lau thật khô người cho bé.

Kiêng ăn thịt gà, tôm, cua khi trẻ bị ho

Khi trẻ bị ho, chế độ ăn uống dành cho trẻ rất quan trọng để mau hồi phục. Cua, tôm, cá, thịt gà,…là những thực phẩm giàu dinh dưỡng và được nhiều em bé yêu thích. Nhưng đây lại là những món ăn mà dân gian vẫn quan niệm là trẻ cần kiêng khem. Điều này có đúng không?

page

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chưa có bất cứ chứng cứ khoa học cho thấy những thực phẩm như cua, tôm, gà khiến trẻ ho nặng hơn (Ảnh minh họa)

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chưa có bất cứ chứng cứ khoa học cho thấy những thực phẩm này khiến trẻ ho nặng hơn. Mặt khác, trẻ bị ho thường biếng ăn nên việc kiêng ăn trong thời gian này là hết sức sai lầm, có thể khiến bé càng ốm nặng hơn vì mất sức đề kháng do thiếu vi chất và năng lượng.

Khi trẻ bị ho, đầu tiên phải chú ý tới dinh dưỡng, bởi ho khiến trẻ biếng ăn, dễ suy dinh dưỡng. Khi suy dinh dưỡng, sức đề kháng suy giảm, ho lại càng nặng lên. Chính vì vậy, thời điểm này, trong khẩu phần ăn cần đảm bảo năng lượng cho trẻ: Cung cấp đủ tinh bột, đạm, chất béo, chế biến thức ăn mềm lỏng. Nên cho trẻ ăn loại đạm quý trong thời điểm này như cho trẻ ăn thịt bò, thịt gà, trứng, sữa.

Khi trẻ bị ho, cha mẹ không cần phải kiêng khem gì cả ngoại trừ trường hợp trẻ có cơ địa dị ứng, phải kiêng theo lời khuyên bác sĩ.

Tự ý dùng thuốc kháng sinh khi trẻ ho

Ngay khi trẻ bị ho, nhiều bậc phụ huynh đã tự ký kê đơn kháng sinh và cho con dùng với mong muốn ‘dập tắt’ bệnh càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, ho thực chất là một phản ứng có lợi của cơ thể. Ho là một phản xạ có điều kiện xuất hiện đột ngột và thường lặp đi lặp lại, nó có tác dụng giúp loại bỏ các chất bài tiết, chất có thể gây kích thích, các hạt ở môi trường bên ngoài và các vi khuẩn bám vào đường hô hấp.

Trên thực tế, mỗi năm trẻ dưới 5 tuổi có thể bị họ 4 - 12 lần do các bệnh viêm đường hô hấp thường gặp (cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản, viêm xoang). Song phần lớn chúng đều tự khỏi sau 5-6 ngày hoặc lâu hơn một vài tuần. Thủ phạm gây nên các căn bệnh trên chủ yếu là virus, cha mẹ nên dành thời gian chăm sóc tích cực cho trẻ chứ không nên bắt con uống kháng sinh.

Khi trẻ bị ho, cha mẹ nên làm gì?

- Ngay khi trẻ có biểu hiện ho bố mẹ nên đưa trẻ đi khám để tìm nguyên nhân từ đó bác sĩ sẽ kê toa điều trị chính xác.

- Nên tuân thủ điều trị theo đơn của của bác sĩ, không tự ý mua thuốc về dùng hay dừng thuốc đột ngột khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

- Nên chú ý vệ sinh và dinh dưỡng để tăng cường đề kháng phòng chống bệnh tật cho trẻ.

- Ở nơi thoáng mát, tránh gió lùa, ấm về mùa đông và mát về mùa hạ

- Cho trẻ uống thêm nước, theo dõi những dấu hiệu nặng như: Sốt cao liên tục, ho cơn, khó thở, mệt. Nếu bệnh nặng hơn nên đưa trẻ tới cơ sở y tế khám ngay.

-> Trẻ bị ho khan và sốt cao: Dùng thuốc gì?

Xem thêm: 4 ái nữ nhà tỷ phú Châu Á vừa xinh đẹp vừa tài giỏi

Gia Hân (T/H)  
Thực phẩm giúp giải độc tố gan tự nhiên, ngăn ngừa suy gan
Cách giữ sức khỏe và chế độ dinh dưỡng cho các sĩ tử mùa thi
Loại rau giúp giảm lượng đường trong máu tốt nhất
Kiểu tóc nữ đẹp 'hot trend' dẫn đầu xu hướng 2024
Nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?
Vì sao ăn nhiều trước khi ngủ lại thấy đói hơn vào sáng sớm?
Quy tắc 20-20-20: Bí quyết giúp bảo vệ đôi mắt giữa thời 4.0
Giải pháp giúp giảm bớt hội chứng thị giác màn hình
Người nhóm máu O hay bị muỗi đốt có đúng không?
5 lý do phụ nữ nên kết hợp hạnh nhân vào chế độ ăn hằng ngày
Cách phục hồi làm dịu vết cháy nắng ở nam giới
Cách mix áo sơ mi đi làm cũng đẹp, du lịch cũng mê
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn hai quả trứng mỗi ngày?
Vì sao không va chạm vẫn có vết bầm tím trên người?
Leo cầu thang làm giảm 39% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch
5 thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường
5 thực phẩm bổ não, tiếp sức sĩ tử trong mùa thi
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm, Thứ trưởng Bộ Y tế nêu 3 cách giải quyết nỗi lo
Bé gái 17 tháng tuổi mắc bệnh hiếm 1 triệu trẻ mới có 1 người bị
Cơ thể cần bao nhiêu calo mỗi ngày?
Xem thêm