Phụ nữ mang thai có nên ăn cá chép không?
Phụ nữ mang thai có nên ăn cá chép không là điều được nhiều người quan tâm. Thực hư về công dụng của cá chép đối với sức khỏe bà bầu sẽ được giải đáp dưới đây.
Phụ nữ mang thai có nên ăn cá chép không?
Từ xa xưa, hầu như phụ nữ mang thai nào cũng được khuyên nên ăn cháo cá chép. Có lẽ vì vậy mà ít ai bỏ qua món ăn giàu dưỡng chất này trong chế độ ăn khi bầu bí. Tuy nhiên, giàu dưỡng chất đến đâu thì không phải mẹ bầu nào cũng hiểu rõ.
Phụ nữ mang thai có nên ăn cá chép không? (Ảnh minh họa)
-> Phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh có bị sốt xuất huyết không?
Trong thịt cá chép có chứa nhiều dưỡng chất như axit lutamic, glycine, chất béo, arginine. Hàm lượng protein trong thịt cá chép có sự khác nhau tùy theo mùa và sự thay đổi của thời tiết. Vào mùa hè, hàm lượng protein phong phú nhất; vào mùa đông, hàm lượng protein và acid amin trong cá chép giảm một chút, riêng hai loại glycine, arginine đều không thay đổi.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng cũng như các bậc cao tuổi, khi mang thai nên ăn cá chép là ưu tiên hàng đầu, ngoài ra các loại cá như cá hồi, cá trắm đen cũng rất tốt.
Sách y học ghi lại công dụng của cá chép: “Cá chép chủ trị an thai. Khi thai động, khi người mẹ mang thai bị phù, nên ăn canh cá chép”. Ngoài ra, cá chép còn rất có lợi cho người ăn uống kém, ăn uống không tiêu, người cao tuổi suy nhược, đau lưng, nhức mỏi tay chân. Đối với riêng mẹ bầu và sản phụ, cá chép giúp an thai, thông sữa.
Dân gian còn truyền miệng nhau rằng, cá chép không chỉ giúp bồi bổ cho mẹ bầu, mà còn giúp trẻ khi sinh ra sẽ thông minh, da trắng, môi đỏ.
Các nhà khoa học cũng khuyên khi phụ nữ mang thai ăn cá chép thì không nên ăn cá dưới dạng chiên rán vì không có lợi cho sức khỏe.