Phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh có bị sốt xuất huyết không?
Bệnh sốt xuất huyết đang bước vào đợt cao điểm và trong số các đối tượng mắc bệnh có cả phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.
Phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh có bị sốt xuất huyết không?
Sốt xuất huyết là một bệnh có thể mắc ở mọi lứa tuổi, phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh là đối tượng rất dễ mắc bệnh, nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh có bị sốt xuất huyết không? (Ảnh minh họa)
-> Những căn bệnh vùng kín gây ảnh hưởng đến sức khỏe bạn gái
Có tỉ lệ nhỏ phụ nữ mang thai mắc sốt xuất huyết
Theo TS. Đỗ Duy Cường, Trưởng Khoa Truyền nhiễm (BV Bạch Mai), dịch sốt xuất huyết đang bước vào đợt cao điểm, số bệnh nhân đến khám tăng liên tục. Trong đó, phụ nữ có thai chiếm 15-20% số bệnh nhân sốt xuất huyết tại Khoa này.
Do diễn biến bệnh trong những trường hợp này rất khó lường, vì vậy các bác sĩ thường khuyên nhập viện điều trị. Vào viện, bệnh nhân sẽ được theo dõi công thức máu, đông máu, chức năng gan, thận, tình trạng của thai nhi. Các bác sĩ cũng có đánh giá để nhận định người bệnh có dấu hiệu dọa sảy hay sảy thai, đẻ non (đặc biệt trong những tháng cuối của thai kỳ) hoặc rong kinh, rong huyết hay không.
TS. Đỗ Duy Cường khuyến cáo phụ nữ mang thai phụ cần phòng tránh mắc sốt xuất huyết như mặc quần áo dài, chân đi tất, ngủ màn tuyệt đối, thoa kem để tránh muỗi đốt... Khi có sốt, các thai phụ nên đi khám sớm để được theo dõi chặt chẽ.
Sốt xuất huyết hiếm gặp ở trẻ sơ sinh
Sốt xuất huyết cũng hiếm gặp ở trẻ sơ sinh nhưng hiện nay đã ghi nhận trường hợp trẻ 6, 7, 8 tháng tuổi bị sốt xuất huyết. Trẻ sơ sinh bị sốt xuất huyết có các triệu chứng tương tự như các bệnh nhiễm khuẩn, các bệnh do virus khác gây nên, điều này khiến cho việc chuẩn đoán và xác định bệnh khá khó khăn, trong khi trong hỗ trợ điều trị bệnh, vấn đề thời gian luôn đóng vai trò quan trọng.
Hiện nay chưa có một loại thuốc nào đặc hỗ trợ điều trị để hỗ trợ điều trị bệnh sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh, các thuốc được chỉ định chỉ giúp hỗ trợ hỗ trợ điều trị các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh đi kèm. Tùy theo tình trạng bệnh của trẻ bác sĩ sẽ chỉ định trẻ hỗ trợ điều trị nội trú hay ngoại trú, trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi bị sốt xuất huyết thường có những diễn biến khó lường trước, dễ mắc phải các biến chứng nguy hiểm nên hầu hết đều được chỉ định hỗ trợ điều trị nội trú, những trường hợp hỗ trợ điều trị tại nhà thường không kèm theo sốc.
Khi hỗ trợ điều trị và chăm sóc cho trẻ sơ sinh bị sốt xuất huyết nên lưu ý một số điểm sau:
Cho trẻ bú bình thường, tốt nhất nên cho trẻ bú nhiều lần 1 ngày, mỗi lần một ít.
Cho trẻ uống nhiều nước, nếu có dấu hiệu mất nước nên bù nước cho trẻ bằng nước hoa quả, nước điện giải pha theo tỉ lệ như hướng dẫn.
Khi trẻ sốt cao hơn 38 độ C cho trẻ uống paracetamol theo chỉ định của bác sĩ, tốt nhất nên cho trẻ uống dạng siro, dạng sủi vì vừa dễ uống lại có tác dụng .
Trong hỗ trợ điều trị sốt xuất huyết cho trẻ sơ sinh không sử dụng các thuốc kháng sinh như Ibufrophen, Aspirin gây nên xuát huyết nặng nhất là xuất huyết dạ dày.
Cho trẻ ăn thêm các thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa.
Khi có triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh, bé sẽ rất mệt mỏi, sức đề kháng giảm vì vậy việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng là vô cùng quan trọng.
Không nên cho trẻ ăn các loại thức ăn có màu đỏ, sẫm như máu, điều này sẽ gây khó khăn trong việc xác định xem trẻ có bị đi ngoài ra máu hay xuất huyết dạ dày hay không.
Cho trẻ mặc quần áo thoáng mỏng, để dễ dàng tỏa nhiệt ra bên ngoài.
Khi trẻ được chỉ định hỗ trợ điều trị tại nhà, các mẹ nên theo dõi thường xuyên tình trạng bệnh của trẻ để các hướng hỗ trợ điều trị thích hợp. nếu trẻ có các biểu hiện sau đây phải đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và hỗ trợ điều trị kịp thời:
Trẻ bị nôn, ói nhiều lần, liên tục, có lẫn máu hoặc màu sẫm, điều này là dấu hiệu trẻ bị xuất huyết dạ dày.
Trẻ bị sốt quá cao, ra mồ hôi liên túc, chân tay lạnh ngắt.
Trẻ sơ sịnh bỏ bú.