Chủ nhật, 19/05/2024 06:26
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 03/03/2022 07:00

Phó Giám đốc CDC Hà Nội: "Cha mẹ không được chủ quan trước các triệu chứng Covid-19 ở trẻ"

Phó Giám đốc CDC Hà Nội cho rằng trẻ em chưa được tiêm vaccine phòng Covid-19 nên nguy cơ lây nhiễm rất cao, do đó cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan trước những triệu chứng của trẻ khi nhiễm bệnh.

tre emm

Số lượng trẻ em mắc Covid-19 ngày càng gia tăng trong thời gian qua với những triệu chứng nhẹ và thường tự hồi phục sau khoảng 1 - 2 tuần. Tuy nhiên, cũng không ít trẻ diễn tiến nặng, sốt cao, huyết áp tụt mạnh,... do đó cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan.

Làm thế nào để phòng ngừa cho trẻ, cách ứng phó khi trẻ không may mắc Covid-19, có nên tiêm vaccine cho trẻ hay không,... đang là chủ đề được rất nhiều phụ huynh quan tâm.

Để làm rõ vấn đề này, PV Gia đình Việt Nam đã có buổi phỏng vấn ông Khổng Minh Tuấn - Phó Giám đốc CDC Hà Nội để giúp các bậc phụ huynh và gia đình có những lời khuyên hữu ích trong việc phòng bệnh và điều trị Covid-19 cho trẻ.

Empty

Ông Khổng Minh Tuấn - Phó Giám đốc CDC Hà Nội

- Thưa ông, hiện tại, trẻ em chưa được tiêm vaccine ngừa Covid-19 nhưng lại sống cùng bố mẹ - những người có nguy cơ nhiễm bệnh cao do vẫn đi làm và tiếp xúc với các nguồn lây bệnh hàng ngày. Ông đánh giá như thế nào về nguy cơ trẻ lây nhiễm bệnh từ người lớn?

Ông Khổng Minh Tuấn: Hiện tại trẻ em chưa được tiêm vaccine phòng Covid-19 nên nguy cơ lây nhiễm là rất cao.

Hiện trên thế giới ghi nhận những trường hợp mắc Covid-19 ở lứa tuổi trẻ em, kể cả từ tuổi sơ sinh. Đây là bệnh lây truyền qua đường hô hấp nên tỷ lệ mắc ở trẻ em tương tự như người lớn. Tại Việt Nam cũng có ghi nhận trường hợp trẻ em mắc bệnh, kể cả từ lứa tuổi sơ sinh.

Tuy nhiên, con số thực tế cho thấy, trẻ em bị nhiễm Covid-19 có diễn biến bệnh không quá nặng như người lớn, đặc biệt là người có bệnh lý nền.

- Vậy trẻ em mắc Covid-19 có nghiêm trọng như người lớn không, thưa ông?

Ông Khổng Minh Tuấn: Ở người lớn, các triệu chứng phổ biến gồm sốt, ho, khó thở, trường hợp nghiêm trọng có thể bị viêm phổi, sốc hoặc đông máu. Trẻ em khi mắc Covid-19 cũng có những triệu chứng tương tự như vậy nhưng ở mức độ nhẹ hơn và khả năng bị bệnh nặng ít hơn.

Thường trẻ em bị Covid-19 sẽ nhẹ nhàng hơn người lớn rất nhiều. Đối với trẻ từ 6 - 12 tuổi nếu bị mắc Covid-19 sẽ có triệu chứng không quá nặng. Ví dụ như ho, sốt cao hoặc lạnh run trong 2 ngày đầu là những triệu chứng phổ biến.

Trẻ em có thể bị viêm phổi hoặc có các triệu chứng không rõ ràng, các bé cũng có thể bị khản tiếng, ho nhẹ, nôn, mất vị giác, mất mùi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, tiêu chảy và đau đầu... các triệu chứng sẽ thuyên giảm theo thời gian.

- Nhiều trường hợp trẻ bị nhẹ nhưng hậu Covid-19 lại rất nghiêm trọng. Bác sĩ nhìn nhận như thế nào về việc này?

Ông Khổng Minh Tuấn: Hậu Covid-19 có cả ở cả người lớn và trẻ nhỏ, tuy nhiên ở trẻ nhỏ hậu Covid-19 khá nhẹ khi biểu hiện không có hoặc không rõ ràng, còn những người có tuổi hơn chút hoặc có bệnh lý nền thì bị ho dai dẳng kéo dài kèm theo tức ngực khó thở.

Tuy nhiên, bệnh cũng có thể xảy ra tình trạng nghiêm trọng ở trẻ em nh: suy giảm miễn dịch, bệnh hệ thống, hội chứng tổn thương đa hệ thống do phản ứng miễn dịch (hội chứng MIS-C). Diễn biến nặng đa phần trên những trẻ có bệnh nền, mạn tính.

Vì vậy, nếu trẻ nhỏ bị sốt liên tục phụ huynh phải đưa tới bệnh viện để được điều trị tích cực, tuyệt đối không cho cho trẻ uống các loại thuốc đang bán tràn lan ngoài thị trường khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện khi có những triệu chứng như sốt cao > 39 độ không kiểm soát được; thở nhanh; nhịp tim nhanh; đo SpO2 < 95%; đau ngực; dấu hiệu đau đầu, nôn nhiều; kích thích; mệt lả; ăn uống kém hơn bình thường; phân lỏng nhiều lần kèm tiểu ít.

Các bậc cha mẹ nên theo dõi diễn biến bệnh ở trẻ để có cách ứng phó kịp thời, tuyệt đối không nên chủ quan.

Empty

Cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện khi có những triệu chứng như sốt cao, thở nhanh, nôn nhiều,....

- Việt Nam đang bước vào trạng thái bình thường mới, các hoạt động công việc đang dần ổn định trở lại. Cha mẹ cần làm gì để phòng bệnh cho trẻ khi chưa được tiêm vaccine phòng Covid-19?

Ông Khổng Minh Tuấn: Cần thực hiện tốt 5K tại nhà để bảo vệ trẻ nhỏ một cách tốt nhất. Nếu trẻ có biểu hiện ho, sốt cao từ 38 độ C trở lên cha mẹ nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt, cho trẻ em uống nhiều nước, ăn uống đủ chất, có thể dùng thêm thuốc ho, vitamin C và thảo dược cho trẻ em, giữ ấm và cho trẻ ngủ, nghỉ nhiều.

Còn nếu trẻ đã mắc Covid-19 cha mẹ cần cách ly cho các bé cẩn thận, theo dõi tình hình của con liên tục và cẩn thận trong việc dùng thuốc cho trẻ. Không lạm dụng thuốc kháng sinh và thuốc điều trị Covid-19 tại nhà khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, bác sĩ khuyến cáo chỉ nên xông chanh sả 1 ngày 1 lần, vì trong mũi có niêm mạc bảo vệ nếu xông quá nhiều và xông không đúng cách hơi nóng vào làm giãn mao mạch sẽ dẫn đến tình trạng vỡ niêm mạc mũi virut sẽ tấn công dễ dàng hơn.

Empty

Bênh nhân chỉ nên xông chanh sả 1 ngày 1 lần (Ảnh minh họa)

Việc lạm dụng thuốc kháng sinh và người dân lạc giữa “rừng” thuốc điều trị Covid-19 cũng là một vấn đề đáng quan ngại. Khi bị Covid-19 không cần sử dụng thuốc kháng sinh vì thuốc kháng sinh chỉ dành cho trường hợp bị nhiễm khuẩn còn Covid-19 là virus nên kháng sinh không có tác dụng. Kháng sinh chỉ dùng trong các trường hợp bị bội nhiễm vậy nên người dân không nên tùy ý mua và sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

- Với diễn biến dịch như hiện nay, theo bác sĩ thời điểm nào nên cho trẻ mầm non và tiểu học đi học trở lại để tránh được một cách tốt nhất rủi ro mắc bệnh cho trẻ nhỏ?

Ông Khổng Minh Tuấn: Hiện nay nhiều địa phương đang lên kế hoạch đón học sinh quay trở lại trường học trực tiếp. Tuy nhiên, trải qua thời gian dịch bệnh kéo dài đã ảnh hưởng rất nhiều tới tâm lý đến trường của trẻ nhỏ và cả các bậc phụ huynh.

Hiện đã có những đơn vị nhà trường mở cửa đón các em học sinh quay trở lại nhưng được 1 tới 2 tuần do số ca mắc Covid-19 tăng cao lại buộc thầy cô và các em học sinh quay trở lại tình trạng học online như trước đây.

Thời điểm quay trở lại ghế nhà trường cho các em học sinh chỉ thật sự an toàn khi tất cả các em đều đã được tiêm vaccine phòng Covid-19 từ 1 tới 2 mũi.

Xin cảm ơn những chia sẻ của ông!

Phương Chi  
Quy tắc 20-20-20: Bí quyết giúp bảo vệ đôi mắt giữa thời 4.0
Giải pháp giúp giảm bớt hội chứng thị giác màn hình
Người nhóm máu O hay bị muỗi đốt có đúng không?
5 lý do phụ nữ nên kết hợp hạnh nhân vào chế độ ăn hằng ngày
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn hai quả trứng mỗi ngày?
Vì sao không va chạm vẫn có vết bầm tím trên người?
Leo cầu thang làm giảm 39% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch
5 thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường
5 thực phẩm bổ não, tiếp sức sĩ tử trong mùa thi
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm, Thứ trưởng Bộ Y tế nêu 3 cách giải quyết nỗi lo
Bé gái 17 tháng tuổi mắc bệnh hiếm 1 triệu trẻ mới có 1 người bị
Cơ thể cần bao nhiêu calo mỗi ngày?
Uống nước mía có tăng cân không?
5 loại rau củ giúp giải nhiệt tự nhiên, thanh lọc cơ thể vào mùa hè
6 thói quen hàng ngày khiến chứng lo âu tồi tệ hơn
Điều gì xảy ra với cơ thể khi tiêu thụ quá nhiều muối?
Cẩn trọng đột quỵ - căn bệnh nguy hiểm ai cũng dễ mắc
Những rủi ro “khôn lường” khi ăn hàu sống
Công dụng chữa “bách bệnh” của rau diếp cá
Điều gì xảy ra với cơ thể khi bổ sung quá nhiều chất xơ mỗi ngày?
Xem thêm