Chủ nhật, 19/05/2024 14:09
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 02/06/2018 09:25

Phẫu thuật thành công trường hợp nhau cài răng lược hiếm gặp ở thai phụ

Ngày 2/6, Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ cho biết, bệnh viện này vừa phẫu thuật thành công trường hợp nhau tiền đạo trung tâm, nhau cài răng lược hiếm gặp.

Trước đó, ngày 31/5, sản phụ tên Huỳnh Thị Mỹ S. (43 tuổi, ngụ tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp) nhập viện với chẩn đoán con lần 3, thai 35 tuần 5 ngày, ngôi đầu, nhau tiền đạo trung tâm, nhau cài răng lược, PARA 2012.

Trong quá trình tiếp nhận thăm khám lâm sàng và một số cận lâm sàng chuyên sâu phát hiện nhau tiền đạo trung tâm cài răng lược. Đồng thời, các bác sĩ nhanh chóng tiến hành mời hội chẩn viện và đề ra quyết định xử trí phẫu thuật lấy thai.

1

Nhau cài răng lược là tình trạng bánh nhau bám chặt bất thường vào lớp cơ tử cung của thai phụ gây nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Trong quá trình phẫu thuật, do vị trí nhau bám ở đoạn dưới cổ tử cung xâm lấn đến vùng bàng quàng nơi có nhiều mạch máu tăng sinh phức tạp, ekip phẫu thuật quyết định cắt tử cung cùng sự phối hợp chặt chẽ với các bác sĩ gây mê hồi sức kiểm soát tình trạng chảy máu và truyền 4 đơn vị hồng cầu, 2 đơn vị huyết tương để ổn định tình trạng huyết động học cho sản phụ S.

Với sự cố gắng và hướng xử trí tích cực, ca phẫu thuật thành công sau gần 3 giờ tập trung phẫu thuật. Bé gái chào đời nặng 2800 gram, bé được chăm sóc và theo dõi tiếp tại khoa Sơ sinh. Hiện tại, sản phụ S. cũng đã qua được cơn nguy kịch, đang dần hồi phục sức khỏe và vẫn đang được theo dõi tại khoa Phẫu thuật gây mê - Hồi sức tích cực - Chống độc.

CKI. Vũ Đăng Khoa – Trưởng khoa Sản bệnh chia sẻ: “Nhau cài răng lược (NCRL) là tình trạng bánh nhau bám chặt bất thường vào lớp cơ tử cung của thai phụ. Đây là một thai kỳ nguy cơ cao cho cả mẹ và con do thai non tháng và xuất huyết nhiều trong lúc sanh. Việc chẩn đoán và xử trí cần phải thận trọng, phẫu thuật chỉ nên thực hiện ở các bệnh viện chuyên khoa có đủ điều kiện, cùng với sự phối hợp của nhiều chuyên khoa và cần có các phẫu thuật viên nhiều kinh nghiệm”.

Theo bác sĩ Khoa, bệnh lý này thường gặp ở các trường hợp bệnh nhân có tiền căn mổ lấy thai hay nạo hút thai nhiều lần. Tỉ lệ nhau cài răng lược tăng theo số lần mổ lấy thai. Vì vậy, để giảm thiểu nguy cơ, phụ nữ cần chủ động trong kế hoạch hóa gia đình, tránh nạo hút thai và không lạm dụng mổ lấy thai để tránh nguy cơ gây nhau cài răng lược cho những thai kỳ sau.

Khu du lịch Hồ Nam - Bạc Liêu

Kim Khanh  
Loại rau giúp giảm lượng đường trong máu tốt nhất
Kiểu tóc nữ đẹp 'hot trend' dẫn đầu xu hướng 2024
Nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?
Vì sao ăn nhiều trước khi ngủ lại thấy đói hơn vào sáng sớm?
Quy tắc 20-20-20: Bí quyết giúp bảo vệ đôi mắt giữa thời 4.0
Giải pháp giúp giảm bớt hội chứng thị giác màn hình
Người nhóm máu O hay bị muỗi đốt có đúng không?
5 lý do phụ nữ nên kết hợp hạnh nhân vào chế độ ăn hằng ngày
Cách phục hồi làm dịu vết cháy nắng ở nam giới
Cách mix áo sơ mi đi làm cũng đẹp, du lịch cũng mê
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn hai quả trứng mỗi ngày?
Vì sao không va chạm vẫn có vết bầm tím trên người?
Leo cầu thang làm giảm 39% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch
5 thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường
5 thực phẩm bổ não, tiếp sức sĩ tử trong mùa thi
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm, Thứ trưởng Bộ Y tế nêu 3 cách giải quyết nỗi lo
Bé gái 17 tháng tuổi mắc bệnh hiếm 1 triệu trẻ mới có 1 người bị
Cơ thể cần bao nhiêu calo mỗi ngày?
Uống nước mía có tăng cân không?
Gợi ý 10 set đồ đi du lịch trẻ trung, nổi bật của mỹ nhân Việt
Xem thêm