Những “thủ phạm” hàng đầu khiến môi bạn khô nứt nẻ
Để không phải đối mặt với tình trạng mô khô nứt nẻ, bạn cần nắm rõ những nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp khắc phục đúng đắn.
Dưới đây là những “thủ phạm” hàng đầu gây nên tình trạng môi khô nứt nẻ trong thời tiết hanh khô này.
Thói quen liếm môi
Liếm môi có thể khiến môi thêm khô (Ảnh minh họa)
Rất nhiều người nghĩ rằng liếm môi sẽ giúp cung cấp độ ẩm cho môi, khiến môi bớt khô hơn. Thế nhưng đây là thói quen hoàn toàn sai lầm, bởi càng liếm môi sẽ càng khiến môi bị mất nước, vì nước bọt bay hơi, làm giảm độ ẩm của môi, gây khô môi. Do vậy, nếu như bạn đang có thói quen này thì cần bỏ ngay để không ảnh hưởng đến sức khỏe của đôi mô.
Uống quá ít nước
Uống không đủ nước mỗi ngày không chỉ khiến da khô ráp mà còn gây môi khô nứt nẻ. Vì môi không chứa các tuyến tạo dầu như da nên khi thiếu nước môi có thể bị khô và trở nên nứt nẻ rất dễ dàng hơn.
Hơn nữa, khi hoạt động liên tục ngoài trời tiếp xúc với tia cực tím, khói bụi và gió, có thể dẫn đến mất nước và khiến đôi môi nứt nẻ nhanh chóng hơn. Để ngăn ngừa tình trạng này, bạn hãy tập thói quen uống đủ 2 lít nước mỗi ngày cho môi luôn mướt mịn.
Thói quen thở bằng miệng
Thở bằng miệng có thể làm mất đi độ ẩm tự nhiên của môi (Ảnh minh họa)
Thời tiết hanh khô của mùa đông rất dễ mắc các bệnh về hô hấp, nghẹt mũi. Cũng vì đó mà rất nhiều người có thói quen thở bằng miệng để cảm thấy dễ chịu hơn. Thế nhưng việc thở bằng miệng trong thời gian dài có thể khiến môi trở nên khô hơn. Nguyên nhân là do mỗi nhịp thở đều khiến môi pahir tiếp xúc với luồng không khí di chuyển qua môi, từ đó làm mất đi độ ẩm tự nhiên của môi.
Tiêu thụ thực phẩm
Một số loại thực phẩm có thể gây kích ứng cho môi và khiến môi bị khô. Điển hình như các axit trong các loại trái cây họ cam, quýt, nước sốt cà chua, cinnamates- một chất có trong bánh kẹo,… đều là những tác nhân gây khô môi mà bạn cần tránh.
Thiếu vitamin B
Thiếu hụt vitmain B là nguyên nhân điển hình khiến môi khô và nứt nẻ. Theo các chuyên gia, nếu cơ thể thiếu vitamin B thì đôi môi sẽ sưng lên, nứt nẻ, bong tróc. Do đó, để khắc phục tình trạng đôi môi sần sùi thì bạn nên chăm bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B có trong: trứng, sữa, rau màu xanh đậm, táo, lê, khoai lang, cà rốt….vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
Kem đánh răng
Một số loại kem đánh răng có thể gây khô môi (Ảnh minh họa)
Kem đánh răng cũng là một trong những nguyên nhân gây khô môi. Nhiều nghiên cứu cho thấy những loại kem đánh răng có chứa thành phần sodium lauryl sulfate có thể kích ứng khiến đôi môi khô và nứt nẻ. Nếu bạn đang khó chịu với đôi môi nứt nẻ do kem đánh răng, hãy thử chuyển đổi kem đánh răng khác.
Dị ứng
Môi bị khô và nứt nẻ cũng có thể là do bạn đang sử dụng một loại thuốc hay mỹ phẩm nào đó không phù hợp với cơ thể bạn, sẽ gây ra tình trạng dị ứng. Thông thường phản xạ dị ứng quanh miệng thường được thể hiện trên môi trước vì chúng rất nhạy cảm, làm cho môi khô nẻ, sưng và bong tróc.
-> 4 cách trị da khô tróc vảy tại nhà cho làn da luôn khỏe đẹp mịn màng
Xem thêm: Cách chăm sóc da toàn diện (Nguồn: Đẹp 365)