Thứ bảy, 11/05/2024 18:17
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 23/08/2014 00:03

Những sai lầm khi chữa sổ mũi cho trẻ

Không muốn con uống kháng sinh, nhiều mẹ tự chữa cho con theo cách “truyền miệng”, tuy nhiên do chữa không đúng cách khiến bệnh của bé càng thêm nặng.

Những cách chữa sổ mũi chưa thực sự tốt

Viêm sổ mũi được chia làm hai loại chính là viêm sổ mũi xuất tiết và viêm sổ mũi do vi khuẩn (viêm mũi mủ). Viêm sổ mũi có thể biểu hiện cấp hay mạn tính. Việc điều trị sổ mũi tùy thuộc vào thể viêm sổ mũi mắc phải của trẻ cũng như giai đoạn bệnh.

nhung-sai-lam-khi-chua-so-mui-cho-tre--giadinhonline.vn 1

Viêm sổ mũi là bệnh hay gặp ở trẻ, nhất là trẻ dưới 6 tuổi (chiếm 75 – 80% số trẻ độ tuổi này)

Nhiều bà mẹ thường truyền nhau cách ép nhánh tỏi rồi trộn với nước muối sinh lý nhỏ vào mũi của bé để trị chứng hắt hơi, sổ mũi. Tuy nhiên, BS Nguyễn Văn Lộc – nguyên PGĐ Bệnh viện Nhi TƯ cho hay, đây là quan niệm sai lầm. Tỏi có thể phòng ngừa cúm và điều trị cúm, song việc nhỏ nước tỏi ép vào mũi là rất nguy hiểm vì nó dễ gây nóng rát, phù nề có thể làm bỏng niêm mạc mũi của trẻ, nếu không phát hiện điều trị sớm, có thể dẫn tới hoại tử.

nhung-sai-lam-khi-chua-so-mui-cho-tre--giadinhonline.vn 2

Nhiều phương pháp "dân gian" chưa hẳn đã thực sự tốt

Trẻ khi sổ mũi thường dễ bị ngạt mũi hoặc nhiều đờm gây khó thở, khò khè. Thấy trẻ có những biểu hiện như vậy, nhiều phụ huynh thường tự xử trí bằng cách đưa miệng hút mũi cho em bé nhưng khi cha mẹ dùng miệng hút mũi bé thì mầm bệnh trong miệng sẽ lây cho em bé. Thực tế, cách làm này sẽ lợi bất cập hại vì khiến bệnh của trẻ nặng thêm.

nhung-sai-lam-khi-chua-so-mui-cho-tre--giadinhonline.vn 3

Sẽ rất nguy hiểm nếu lạm dụng việc nhỏ thuốc mũi cho trẻ

Mũi của trẻ và người lớn cũng như nhau, bình thường có cơ chế tự làm sạch. Rửa mũi nhiều làm mất đi chất nhầy tự nhiên trong khoang mũi. Trong khi đó, chất nhầy này có tác dụng tạo độ ẩm, ngăn chặn bụi bẩn. Nếu mất đi chất nhầy này, trẻ càng dễ bị khô mũi, nhiễm khuẩn mũi, gây tổn thương niêm mạc mũi, dễ bị viêm hơn.

Lưu ý khi xử lý ngạt, sổ mũi ở trẻ:

- Tăng cường cho bé uống nhiều nước, bú mẹ.

- Với trẻ lớn khi trẻ bị sổ mũi hay mũi đặc, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ tập hỉ mũi, hỗ trợ dùng nước muối sinh lý đúng lượng xịt để nước mũi loãng ra. Không nên dùng tay bịt hai bên để hỉ mũi vì sẽ làm tăng áp lực đột ngột vào mũi. Giấy để hỉ mũi nên dùng loại giấy mềm, sạch, chỉ dùng một lần.

- Sử dụng thuốc phải được bác sĩ chỉ định, không tự ý dùng thuốc và các biện pháp xử trí theo dân gian.

- Để trẻ không bị sổ mũi, viêm mũi nên giữ ấm cho trẻ khi ra ngoài trời lạnh, giữ vệ sinh cho trẻ vì hệ miễn dịch của trẻ còn rất yếu, nhất là trẻ dưới 6 tuổi.

(Theo Sức khoẻ đời sống/Justkids.com.vn)

Tags:
  • Tin liên quan
Khác lạ thú vị về ham muốn tình dục ở nam và nữ
NSND Thu Hà: 'Tôi nhận gạch đá đủ xây biệt thự'
Bé 5 tháng tuổi mặt sưng nề do thói quen tai hại từ người lớn
Workshop: Pháp lý bất động sản - Luật đất đai 2024 dưới góc nhìn chuyên gia
Thoa kem chống nắng bao lâu thì có thể tiếp xúc với nước?
'Thủ lĩnh' Misa: 'Cha dạy tôi đừng bao giờ giúp đỡ người khác mà trông chờ trả ơn'
Cưới chồng 3 năm không thể mang thai, bác sĩ kết luận do thói quen từ 10 năm trước
Tình cờ nghe cuộc nói chuyện của bố mẹ chồng, tôi buồn bã mất ăn mất ngủ
Ung thư đại trực tràng ở Mỹ tăng 500%, ngày càng trẻ hoá độ tuổi
Vì sao đồ cũ của Chanel, Louis Vuitton có giá bán 'trên trời'?
Nghệ sĩ Việt đối mặt với chứng rối loạn lưỡng cực: Karik mất 12 năm, Hương Tràm tạm rời showbiz
4 sai lầm làm tủ lạnh dễ hỏng khi sử dụng trong mùa hè
Ăn trứng vịt lộn có thực sự giúp quý ông “sung mãn”?
Nhiều hoạt động xã hội của SHB tại Điện Biên
Mua xe Ford nhận ưu đãi đặc biệt trong tháng 5 
Trải nghiệm dịch vụ chuẩn mực quốc tế dành cho khách hàng cao cấp
Cùng Vietjet bay khắp thế giới - làm mới chính mình đón hè rực rỡ   
Cách mua VF 3 đơn giản nhất: Chỉ cần… cai trà sữa mỗi ngày
Hơn 4.200 xe Hyundai được bán trong tháng 4
Hải Phòng tư vấn SKSS/KHHGĐ trực tiếp cho trên 5.000 hộ gia đình
Xem thêm