Thứ bảy, 18/05/2024 16:22
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 29/08/2017 11:24

Những nguy cơ tiềm ẩn khi sinh mổ mẹ bầu cần lưu ý

Bạn cần hiểu rõ cơ chế và các nguy cơ khi chọn phương pháp sinh mổ để đảm bảo an toàn và đón em bé chào đời khỏe mạnh.

Thế nào là sinh mổ?

Sinh mổ là cách một em bé chào đời qua vết cắt (vết rạch) ở bụng và tử cung của người mẹ. Trong một vài trường hợp, sản phụ có thể tỉnh táo trong khi sinh và có thể ở cùng với em bé ngay sau đó.

Sinh mo (1)_600x400

Trong một vài trường hợp, phụ nữ từng sinh mổ vẫn có thể sinh em bé tiếp theo bằng cách sinh bình thường qua âm đạo. Nếu bạn từng sinh mổ, hãy xin tư vấn của bác sĩ trước khi quyết định

Nếu bạn mang thai, mọi thứ diễn ra tốt đẹp khi bạn có thể sinh con qua đường sinh sản bình thường (sinh qua âm đạo). Nhưng cũng có vài trường hợp cần phải sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả người mẹ và em bé. Chính vì thế, nếu bạn dự định sinh thường thì cũng nên tìm hiểu đôi chút về sinh mổ, trong trường hợp có chuyện ngoài dự kiến xảy ra.

Khi nào thì cần sinh mổ?

Sinh mổ có thể được dự kiến trước hoặc không. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ tiến hành sinh mổ khi có biến chứng trong quá trình lâm bồn. Lý do bạn có thể được sinh mổ mà không được dự kiến trước bao gồm: Quá trình lâm bồn chậm và khó khăn hoặc ngừng hoàn toàn; Em bé có dấu hiệu nguy hiểm, như nhịp tim rất nhanh hoặc rất chậm; Có vấn đề với nhau thai và dây rốn khiến em bé gặp nguy hiểm; Em bé quá to và không thể chui qua đường âm đạo;

Còn trong trường hợp bác sĩ đã dự liệu trước một bất thường, họ sẽ chỉ định bạn sinh mổ. Lý do bạn sinh mổ được dự kiến trước bao gồm: Em bé không chuyển ngôi xuống khi đã gần đến ngày sinh; Bạn có vấn đề về sức khỏe như bệnh tim; Bạn có một nhiễm trùng có thể truyền cho em bé qua đường sinh qua âm đạo; Bạn mang thai hơn một em bé (đa thai); Bạn từng sinh mổ trong lần sinh trước và bạn gặp vấn đề tương tự trong lần này hoặc bác sĩ chẩn đoán rằng quá trình lâm bồn sẽ khiến vết thương rách ra (vỡ tử cung).

Nguy cơ của sinh mổ là gì?

Hầu hết các sản phụ và em bé đều phục hồi tốt sau đẻ mổ. Nhưng đây là một cuộc phẫu thuật lớn nên sinh mổ tiềm ẩn nhiều nguy cơ hơn so với sinh thường.

Các nguy cơ bao gồm: Nhiễm trùng vết rạch hoặc tử cung; Mất nhiều máu; Máu cục ở chân hoặc phổi của sản phụ; Tổn thương cho sản phụ và em bé; Có các vấn đề từ sự gây mê hoặc gây tê như buồn nôn, nôn mửa, đau đầu; Có vấn đề về hô hấp của em bé nếu được sinh trước ngày dự kiến.

Nếu mang thai lần nữa, người mẹ có vết sẹo đẻ mổ cũng sẽ có một chút nguy cơ vết sẹo sẽ rách trong quá trình lâm bồn (vỡ tử cung). Người mẹ cũng có nguy cơ gặp vấn đề với nhau thai như nhau tiền đạo.

Sinh mổ được thực hiện như thế nào?

Trước khi tiến hành sinh mổ, một cây kim gọi là IV được cắm vào vein của sản phụ để truyền dịch và thuốc (nếu cần) trong quá trình phẫu thuật. Sản phụ sau đó sẽ được tiêm thuốc (gây tê hoặc gây mê) để gây tê phần bụng và chân. Những loại thuốc gây mê tác dụng nhanh, khiến sản phụ ngủ trong quá trình phẫu thuật, chỉ được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.

Sinh mo (2)_600x493

Bao lâu thì hồi phục sau sinh

Hầu hết sản phụ về nhà từ 3 - 5 ngày sau sinh mổ, nhưng phải mất từ 4 tuần trở lên để hồi phục hoàn toàn. Ngược lại, sản phụ sinh thường về nhà chỉ 1 - 2 ngày và hồi phục hoàn toàn từ 1 - 2 tuần.

Thông thường, nếu bạn sinh mổ thì sau khi về nhà cần phải lưu ý:

Bạn cần nghỉ ngơi thoải mái khi vết rạch liền lại. Tránh mang vác vật nặng, tập thể dục quá sức và ngồi nhiều. Hãy nhờ những người thân làm việc nhà, nấu nướng và đi mua sắm.

Bạn sẽ bị đau ở dưới bụng và cần phải có thuốc giảm đau từ 1 - 2 tuần.

Bạn có thể bị chảy máu âm đạo trong vài tuần. Hãy dùng băng vệ sinh để giữ sạch, tránh dùng tampon.

Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn có bất cứ vấn đề gì hoặc có dấu hiệu bị nhiễm trùng, như sốt, mẩn đỏ hoặc có mủ ở vết rạch.

Thanh Hương  
Quy tắc 20-20-20: Bí quyết giúp bảo vệ đôi mắt giữa thời 4.0
Giải pháp giúp giảm bớt hội chứng thị giác màn hình
Người nhóm máu O hay bị muỗi đốt có đúng không?
5 lý do phụ nữ nên kết hợp hạnh nhân vào chế độ ăn hằng ngày
Cách phục hồi làm dịu vết cháy nắng ở nam giới
Cách mix áo sơ mi đi làm cũng đẹp, du lịch cũng mê
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn hai quả trứng mỗi ngày?
Vì sao không va chạm vẫn có vết bầm tím trên người?
Leo cầu thang làm giảm 39% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch
5 thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường
5 thực phẩm bổ não, tiếp sức sĩ tử trong mùa thi
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm, Thứ trưởng Bộ Y tế nêu 3 cách giải quyết nỗi lo
Bé gái 17 tháng tuổi mắc bệnh hiếm 1 triệu trẻ mới có 1 người bị
Cơ thể cần bao nhiêu calo mỗi ngày?
Uống nước mía có tăng cân không?
Gợi ý 10 set đồ đi du lịch trẻ trung, nổi bật của mỹ nhân Việt
5 loại rau củ giúp giải nhiệt tự nhiên, thanh lọc cơ thể vào mùa hè
6 thói quen hàng ngày khiến chứng lo âu tồi tệ hơn
Điều gì xảy ra với cơ thể khi tiêu thụ quá nhiều muối?
Cẩn trọng đột quỵ - căn bệnh nguy hiểm ai cũng dễ mắc
Xem thêm