Thứ ba, 26/11/2024 18:23     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 15/07/2020 11:30

Những người mắc bệnh này tuyệt đối không ăn rau muống

Rau muống là loại rau dân dã, quen thuộc và rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn thuộc nhóm người đang mắc những bệnh này thì tuyệt đối không nên ăn.

Lợi ích của rau muống

Rau muống vốn là một loại thực phẩm phổ biến và thường xuất hiện trong các bữa ăn gia đình Việt. Đây là loại rau rất bổ dưỡng bởi chứa nhiều vitamin và khoáng chất như chất xơ, protein, canxi, sắt, vitamin A và vitamin C, tốt cho người mắc bệnh thiếu máu, loãng xương, huyết áp thấp và phụ nữ mang thai.

Ngoài ra, trong rau muống còn chứa protit, glucid, cellulose, vitamin B1, B2… Những người bị táo bón ăn rau muống cũng rất tốt.

Trong ngọn rau muống, có một chất giống như insulin nên những người bị đái tháo đường có thể ăn 5 – 10 ngọn rau muống trước bữa ăn khoảng 30 phút.

Nhung nguoi khong nen an rau muong 1 Giadinhvietnam

Ảnh minh họa

Những người không nên ăn rau muống

Tuy nhiên có một số người dưới đây được khuyến cáo là không nên ăn rau muống:

Người bị gout, sỏi thận

Những người mắc chứng gout, viêm nhiễm đường tiết niệu do sỏi thận, người huyết áp cao không nên ăn rau muống.

Người đang bị vết thương mềm

Rau muống cùng thịt bò là thực phẩm có thể để lại vết sẹo lồi cho người đang có vết thương mềm. Lý do vì chúng kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi trên da.

Nhung nguoi khong nen an rau muong Giadinhvietnam

Ảnh minh họa

Người điều trị ngoại khoa nội khoa

Những người đang điều trị nội khoa, ngoại khoa cũng không được khuyến khích ăn rau muống. Nếu ăn rau muống sẽ gây ra những sẹo lồi mất thẩm mỹ hoặc kéo dài thời gian điều trị.

Người đau xương khớp

Rau muống là thực phẩm nên kiêng kỵ với người đau xương khớp, bị viêm đau vì sẽ khiến chỗ đau thêm tê nhức.

Người suy nhược

Những người suy nhược cơ thể nặng thể hư hàn cũng không nên ăn rau muống.

Cục bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn khuyến cáo, rau muống dẫn đầu trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao.

Do rau muống dễ trồng, thậm chí trái mùa nên nhiều người thường phun các loại hóa chất để kích thích tăng trưởng. Nếu không chế biến kỹ, món ăn này sẽ chứa rất nhiều mối nguy có sức khỏe và tính mạng con người.

Nhung nguoi khong nen an rau muong 2 Giadinhvietnam

Ảnh minh họa

Những người đang uống thuốc Đông y

Người đang uống thuốc Đông y mà ăn rau muống sẽ gây giã thuốc, mất tác dụng của thuốc. Trong trường hợp thuốc có vị độc cần thiết để trị bệnh (độc trị độc) mà ăn rau muống thì sẽ làm giảm hiệu quả điều trị của những vị thuốc này.

Người bụng dạ yếu, dễ dị ứng

Trong rau muống có một loại kí sinh trùng sán lá ruột lớn có tên Fasciolopsis buski phổ biến trên rau muống có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể khi ăn rau sống hoặc nấu chưa chín kĩ.

Kí sinh trùng này có thể neo mình vào thành ruột và gây ra các chứng khó tiêu, dị ứng, đau bụng.

Nếu ăn rau muống sống, các kí sinh trùng này sẽ vào cơ thể người, bám vào trong ruột chui qua thành ruột, chui vào trong máu, máu dẫn chúng đến tất cả các bộ phận trong cơ thể.

Để đảm bảo sức khỏe cho gia đình, bạn nên tìm hiểu rõ, tránh xa rau muống khi gặp phải những trường hợp trên.

Nên ngâm rau trong nước muối loãng, rửa nhiều nước và trữ trong tủ lạnh vài ngày để phân hủy bớt dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nếu có.

-->> Những người không nên uống nước đậu đen kẻo rước họa vào thân

Xem thêm: Điều gì xảy ra với cơ thể khi cai thuốc lá

Thu Chang (T/H)  
Mẹ bị thủy đậu cho con bú có an toàn không?
Bảo Thanh Đường - Địa chỉ uy tín chữa tận gốc bệnh chàm eczema
Chi phí thực hiện IVF là bao nhiêu, cần làm như thế nào?
Vượt hơn 400km tìm lại “vẻ đẹp bình thường” cho con gái 15 tuổi
Mấy giờ đi ngủ được coi là thức khuya?
Bảo Thanh Đường - Thuốc đặc trị chữa bệnh vẩy nến
Các triệu chứng thể chất của trầm cảm
Mất ngủ, trầm cảm suốt 32 năm vì bị sếp mắng oan
Vì sao hút thuốc mỗi ngày vẫn sống 90 tuổi, người không hút lại ung thư phổi?
Nguy cơ đột quỵ do thói quen gội đầu ngoài tiệm
Giải pháp nào cho các cặp đôi khi IVF thất bại?
26 tuổi bị vợ ly hôn, nguy cơ mất việc sau nhiều năm nghiện thuốc lá điện tử
IVF thất bại có nên làm lại, kinh phí như thế nào?
Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?
Bệnh chàm có khỏi không, chữa đâu cho chuẩn?
Trên 60 tuổi nên duy trì thể dục hàng ngày nhưng tránh 6 động tác
Truy cập Internet tốc độ cao tăng nguy cơ béo phì
5 vật dụng trong nhà dễ trở thành 'ổ chứa' chất gây ung thư
4 cách phòng ngừa đột quỵ não mùa lạnh ai cũng cần biết
Mù mắt sau 1 đêm do thói quen nhiều người mắc
Xem thêm