Thứ năm, 21/11/2024 23:43     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 16/07/2024 11:13

Ngược đời, “cú đêm” thông minh hơn người đi ngủ sớm

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người đi ngủ muộn thực hiện tốt hơn các bài kiểm tra về trí thông minh, lý luận và trí nhớ so với những người đi ngủ sớm.

The Guardian nhận định, quan niệm cho rằng những người thức khuya, không chịu đi ngủ sớm sẽ phải vật lộn để hoàn thành mọi việc trong ngày hôm sau có thể cần phải được xem xét lại.

Nghiên cứu cho thấy đi ngủ muộn hơn có thể giúp cải thiện hoạt động của nã . Những người đi ngủ muộn có thể thực hiện tốt hơn các bài kiểm tra về trí thông minh, lý luận và trí nhớ so với những người đi ngủ sớm.

Cụ thể, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi các học giả tại Imperial College London đã xem xét dữ liệu từ nghiên cứu UK Biobank trên hơn 26.000 người đã hoàn thành các bài kiểm tra trí thông minh, lý luận, thời gian phản ứng và trí nhớ.

Ảnh minh họa

Sau đó, các nhà nghiên cứu xem xét thời gian, chất lượng và loại giấc ngủ của người tham gia - những yếu tố quyết định thời điểm chúng ta cảm thấy tỉnh táo và năng suất nhất trong ngày - ảnh hưởng đến hiệu suất não như thế nào.

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng những người thức khuya có "chức năng nhận thức vượt trội", trong khi những người dậy sớm có điểm số thấp nhất..

Đi ngủ muộn có liên quan chặt chẽ đến tính cách sáng tạo. Những cú đêm nổi tiếng bao gồm nghệ sĩ Henri de Toulouse-Lautrec, nhà văn James Joyce, nhạc sĩ Kanye West và Lady Gaga.

Trong khi các chính trị gia như Margaret Thatcher, Winston Churchill và Barack Obama dường như vẫn tràn đầy năng lượng khi ngủ ít.

Tuy nhiên, nghiên cứu cũng phát hiện ra thời gian ngủ cũng rất quan trọng đối với chức năng não. Những người ngủ từ 7-9 tiếng mỗi đêm có kết quả tốt nhất trong các bài kiểm tra nhận thức.

Tiến sĩ Raha West, tác giả chính và nghiên cứu viên lâm sàng tại khoa phẫu thuật và ung thư tại Imperial College London, cho biết: "Mặc dù việc hiểu và thích nghi với thói quen ngủ tự nhiên của bạn là điều cần thiết, một điều quan trọng không kém là phải nhớ ngủ đủ giấc, không quá dài hoặc quá ngắn. Điều này rất quan trọng để giữ cho não của bạn khỏe mạnh và hoạt động tốt nhất".

Giáo sư Daqing Ma, đồng trưởng nhóm nghiên cứu, cũng thuộc Khoa Phẫu thuật và Ung thư tại Imperial, nói thêm: “Chúng tôi thấy rằng thời gian ngủ có tác động trực tiếp đến chức năng não và chúng tôi tin rằng việc tích cực quản lý các kiểu ngủ là điều quan trọng để cải thiện và bảo vệ chức năng não”.

Nhưng một số chuyên gia cũng kêu gọi cần thận trọng khi diễn giải những phát hiện này.

Jacqui Hanley, người đứng đầu bộ phận tài trợ nghiên cứu tại Alzheimer's Research UK, cho biết: "Nếu không có bức tranh chi tiết về những gì đang diễn ra trong não, chúng ta không biết liệu việc là kiểu 'cú đêm' hay 'chim sâu dậy sớm' có ảnh hưởng đến trí nhớ và suy nghĩ hay không, hoặc liệu sự suy giảm nhận thức có gây ra những thay đổi trong thói quen ngủ hay không".

Jessica Chelekis, giảng viên cao cấp và chuyên gia về giấc ngủ tại Đại học Brunel London, cho biết nghiên cứu này có "những hạn chế quan trọng" vì nó không tính đến trình độ học vấn hoặc không bao gồm thời điểm trong ngày mà các bài kiểm tra nhận thức được thực hiện trong kết quả.

Bà nói thêm rằng giá trị chính của nghiên cứu này là thách thức các khuôn mẫu và định kiến xung quanh giấc ngủ.

T. Linh  
Mù mắt sau 1 đêm do thói quen nhiều người mắc
Cách cải thiện suy tim tại nhà an toàn, hiệu quả
3 người trong gia đình cùng bị nhiễm nấm da từ mèo hoang
Chữa khỏi bệnh nấm móng bằng cách nào?
Chuyên gia VinFuture “mổ xẻ” nguyên nhân đột quỵ ngày càng trẻ hóa
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Lạc nội mạc tử cung mang thai được không?
Kết hợp chặt chẽ viện - trường, đổi mới đào tạo bác sĩ nội trú để nâng chất lượng nhân lực y tế
Bí quyết hết đau lưng do gai cột sống của cô Miện
Gian nan căn bệnh 10 phụ nữ có 1 người mắc, 'cản bước' hành trình làm mẹ
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
'Thủ phạm' âm thầm gây vô sinh hiếm muộn ở phụ nữ
Rụng tóc bất thường đừng chủ quan, có thể liên quan 7 vấn đề sức khỏe
Vì sao có những khi chợt quên một việc đang định làm, một người đã gặp nhiều lần?
Cuộc sống đảo lộn vì đợt 'càn quét' của loài kiến có độc tố gấp 15 lần rắn hổ mang
Nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ và cách cải thiện
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Bệnh khó nói của đàn ông tiền mãn dục
Xem thêm