Thứ hai, 24/03/2025 14:40     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 10/07/2014 17:55

Lợi ích tuyệt vời của những cái ôm

Trong cuộc sống rất cần đến những cái ôm, tình yêu cũng vậy. Khi ôm không chỉ đơn giản là hai người đan tay vào nhau, mà đúng hơn khi ôm là khi hai người cảm nhận được tình yêu của đối phương.

Bên cạnh cảm giác được che chở và yêu thương, cử chỉ này còn mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe, điển hình là 7 lợi ích mà các nhà khoa học Mỹ chỉ ra sau đây:

1. Cảm giác gắn kết

Khi bạn ôm một ai đó, hormone oxytocin trong não sẽ được giải phóng, khiến bạn cảm thấy ấm áp. Hóa chất này cũng liên quan đến khả năng giao kết xã hội. "Oxytocin là một chất dẫn truyền thần kinh (neuropeptide) vốn kích thích cảm giác yêu mến, tin tưởng và gắn kết. Nó thực sự tạo ra nền tảng sinh học để kết nối với người khác" - nhà tâm lý Matt Hertenstein tại Đại học DePauw giải thích.

2. Ổn định huyết áp

Khi ai đó chạm vào bạn, cảm giác trên da sẽ kích hoạt các tiểu thể pacini (các thụ thể xúc giác trong da), bộ phận giúp truyền tín hiệu đến dây thần kinh phế vị - một khu vực của não có chức năng giúp giảm huyết áp. Do đó, ôm được cho có lợi cho sức khỏe thể chất.

loi-ich-tuyet-voi-cua-nhung-cai-om-giadinhonline.vn 1

Những lý do chúng ta nên ôm nhiều hơn. Ảnh: city-connect.org

3. Làm giảm nỗi sợ hãi

Một nghiên cứu về sự sợ hãi và lòng tự trọng đăng trên tạp chí Khoa học Tâm lý phát hiện ôm và những hành vi tiếp xúc cơ thể (như nắm tay hoặc quàng vai) có thể làm giảm đáng kể nỗi lo tử vong. Nhiều nghiên cứu cho thấy hành động ôm, dù với một vật vô tri như gấu nhồi bông chẳng hạn, cũng giúp xoa dịu nỗi lo sợ hiện hữu.

4. Tốt cho trái tim

Ôm một ai đó không chỉ sưởi ấm trái tim bạn, mà còn mang đến một liều thuốc tốt cho tim. Một thí nghiệm tại Đại học Bắc Carolina cho thấy nhịp tim của những người không tiếp xúc cơ thể với đối tác đập nhanh hơn 10 lần/phút so với những người được ôm ấp.

5. Người lớn tuổi bớt cảm giác cô đơn

Theo các chuyên gia tại Đại học Bang Ohio, những cái ôm và tiếp xúc cơ thể càng trở nên quan trọng khi tuổi càng cao. Nhiều nghiên cứu cho thấy sự cô đơn, đặc biệt ở người già, có thể làm gia tăng căng thẳng tinh thần (stress) và những tác động tiêu cực đến sức khỏe.

Bằng cách ôm một ai đó, chúng ta ngay lập tức cảm thấy gần gũi hơn với người đó và giảm ngay cảm giác cô đơn.

6. "Liều thuốc" giảm stress tự nhiên

Các chuyên gia cho biết khi ôm một ai đó, chúng ta ngay lập tức giảm được hàm lượng hoóc-môn gây stress cortisol trong cơ thể. Ôm cũng giúp cơ thể giải tỏa căng thẳng và gửi đi tín hiệu trấn an đến não bộ.

7. Trẻ em được ôm nhiều ít bị stress khi trưởng thành

Muốn con cái không bị stress đeo bám khi trưởng thành thì điều bạn có thể làm là thường xuyên ôm chúng khi còn nhỏ. Nghiên cứu của Đại học Emory phát hiện có mối liên hệ mật thiết giữa hành vi ôm ấp với giảm nhẹ căng thẳng, đặc biệt trong giai đoạn đầu đời.

Các chuyên gia cho rằng sự phát triển của em bé (bao gồm cách thức trẻ đối phó với stress) phụ thuộc vào sự kết hợp giữa bản năng tự nhiên và quá trình nuôi nấng.

Song Ngư (sưu tầm)

Tags:
9 điều cấm kỵ trong phong thủy khi thuê nhà
Tuổi nghỉ hưu tiền nhiều đến mấy cũng nên tránh 4 điều
Sai lầm khi dạy con sớm muộn cũng biến trẻ thành kẻ nói dối
Đàn ông béo phì gấp 3 lần sau khi lấy vợ
Vì sao đàn ông vẫn ngoại tình dù vợ đẹp, giỏi giang?
Cân nặng trẻ sơ sinh chào đời liên quan chỉ số IQ
Vì sao trẻ như biến thành người khác khi đến tuổi dậy thì?
Lời chúc ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 ấm áp và ý nghĩa dành cho mẹ
Cuộc hôn nhân dài nhất: Lấy nhau 84 năm, có hơn 100 cháu chắt
Quà tặng doanh nghiệp 8/3 sang trọng dễ 'ghi điểm' với đối tác
Quà tặng 8/3 cho đồng nghiệp nữ giá rẻ nhưng thiết thực
Quà 8/3 tặng mẹ cảm động giúp ngày lễ trở nên ý nghĩa
Xoáy tóc trên đầu liên quan thế nào đến IQ của trẻ?
Bí quyết sống chung với mẹ chồng
Vì sao trẻ không bị đánh đập, la mắng vẫn mắc bệnh tâm lý?
Đặt sofa phòng khách thế nào để hợp phong thủy?
Vì sao mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu khó xử lý?
Rước họa vào nhà khi đặt gương ở 6 vị trí đại kỵ
Từ bị dẫn dắt thành... đu 'trend': Trẻ em đang bị dụ dỗ
Vì sao người xưa lấy nhau khi chưa biết mặt nhưng lại ít ly hôn?
Xem thêm