Thứ năm, 02/05/2024 13:57
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 21/06/2021 12:01

Lợi ích của việc tiêm vắc-xin COVID-19

Tổ chức Y tế Thế giới khẳng định vắc xin COVID-19 an toàn và tiêm vắc xin sẽ giúp bảo vệ cơ thể không bị mắc bệnh COVID-19 nghiêm trọng và tử vong.

Tiêm chủng COVID-19 là cách an toàn nhất giúp tạo hàng rào bảo vệ sức khỏe

COVID-19 có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng, vẫn chưa thể biết được COVID-19 sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào. Và nếu mắc bệnh, chúng ta có thể lây bệnh cho bạn bè, người nhà và những người khác xung quanh mình.

Các thử nghiệm lâm sàng đối với tất cả các loại vắc-xin trước tiên phải cho thấy vắc-xin an toàn và hiệu quả trước khi được cấp phép hoặc phê duyệt để sử dụng, bao gồm vắc-xin ngừa COVID-19. Các lợi ích tiềm tàng và đã biết của vắc-xin COVID-19 phải vượt qua nguy cơ tiềm tàng và đã biết của vắc-xin trước khi đưa vào sử dụng theo Giấy Phép Sử Dụng Cấp Cứu (EUA).

Empty

Việc từng nhiễm COVID-19 có thể phần nào tạo ra khả năng bảo vệ, hay còn gọi là sự miễn dịch tự nhiên. Bằng chứng hiện tại cho thấy việc tái nhiễm chủng vi-rút gây bệnh COVID-19 là không phổ biến trong những tháng sau khi lây nhiễm lần đầu nhưng có thể tăng dần theo thời gian. Nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng hoặc tử vong do COVID-19 vượt xa bất kỳ lợi ích nào của miễn dịch tự nhiên. Tiêm chủng COVID-19 sẽ giúp bảo vệ chúng ta bằng cách tạo ra phản ứng kháng thể (hệ thống miễn dịch) mà không phải trải qua tình trạng bệnh.

Cả miễn dịch tự nhiên và miễn dịch được tạo bởi một loại vắc-xin là các thành phần quan trọng của bệnh COVID-19 mà các chuyên gia đã cố gắng tìm hiểu thêm và CDC sẽ thông báo cho công chúng khi có bằng chứng mới.

Tiêm chủng COVID-19 sẽ là một công cụ quan trọng để giúp ngăn chặn đại dịch

Đeo khẩu trang và giữ khoảng cách, giúp giảm khả năng tiếp xúc với vi-rút hoặc lây lan vi-rút cho người khác, tuy nhiên, các biện pháp này là không đủ. Vắc-xin sẽ phối hợp với hệ miễn dịch của chúng ta để sẵn sàng chống lại vi-rút nếu bị phơi nhiễm.

Empty

Càng ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy những người được tiêm vắc-xin đầy đủ ít có khả năng bị lây nhiễm bệnh mà không có triệu chứng (hay còn gọi là lây nhiễm không triệu chứng) cũng như ít có khả năng lây lan vi-rút COVID-19 cho những người khác. Tuy nhiên, các nghiên cứu thêm vẫn tiếp tục được thực hiện.

Ngăn chặn môt đại dịch đòi hỏi phải dùng mọi công cụ có sẵn. Khi các chuyên gia tìm hiểu thêm về cách chủng ngừa COVID-19 có thể giúp giảm sự lây lan của vi-rút gây ra COVID-19, CDC sẽ tiếp tục cập nhật các khuyến nghị để bảo vệ các cộng đồng bằng cách sử dụng thông tin khoa học mới nhất.

Vắc-xin ngừa COVID-19 an toàn và hiệu quả.

Không có loại vắc-xin COVID-19 nào chứa vi-rút còn sống của loại vi-rút gây bệnh COVID-19, do đó vắc-xin COVID-19 không thể khiến các bạn có thể mắc bệnh COVID-19.

Các tác dụng phụ thường gặp sau khi tiêm vắc xin COVID-19

Giống như bất kỳ loại vắc xin nào, vắc xin COVID-19 có thể gây ra các phản ứng phụ, hầu hết đều ở mức độ nhẹ hoặc trung bình và tự biến mất trong vài ngày. Theo kết quả của các thử nghiệm lâm sàng, các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn hoặc kéo dài có thể xảy ra. Việc tiêm vắc xin phải được giám sát liên tục để phát hiện các tác dụng phụ.

Các tác dụng phụ được báo cáo của vắc xin COVID-19 hầu hết đều ở mức độ nhẹ đến trung bình và không còn kéo dài sau vài ngày. Các tác dụng phụ điển hình bao gồm đau tại chỗ tiêm, sốt, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, ớn lạnh và tiêu chảy. Khả năng xảy ra bất kỳ tác dụng phụ nào sau khi tiêm là khác nhau tùy theo loại vắc xin cụ thể.

-> 6 thay đổi trong lối sống giúp tăng cường sức khỏe chống dịch

Ngọc Huyền  
Điều gì xảy ra với cơ thể khi luôn ăn tối trước 19h?
Phát hiện bệnh nguy hiểm từ những lần đổ mồ hôi bất thường
Tại sao nên sử dụng thực phẩm bổ sung để hỗ trợ sức khỏe âm đạo?
2 người tử vong do nắng nóng: Bác sĩ chỉ dấu hiệu cần đề phòng
4 biện pháp phòng ngừa tránh say nắng cực hiệu quả
Có nên tắm nhiều lần để giải nhiệt khi trời nắng nóng?
Hầu hết người già sống tới 80 không làm 4 điều này ở tuổi 60
Mỗi tối ăn 1 tép tỏi, điều kỳ diệu gì xảy ra với cơ thể bạn?
Tưởng bị viêm khớp, đi khám phát hiện ra hội chứng ống cổ tay
Mặt biến dạng sau 3 ngày cắt môi hình trái tim
Cách cải thiện mề đay mẩn ngứa từ cây nhà lá vườn
Áo chống nắng dày hay mỏng chống tia UV tốt hơn?
Ngủ bên chồng, mơ làm 'chuyện ấy'... với kẻ lạ
Rách hậu môn, thủng trực tràng do đạp xe
Tin tưởng bạn trai, cô gái sốc khi gặp phải bệnh khó nói
Sai lầm khi bật quạt mùa hè có thể gây đột quỵ
Đi bộ 11 phút mỗi ngày tăng tuổi thọ, giảm nguy cơ tử vong sớm
Liên tiếp trẻ bị đuối nước, bác sĩ cảnh báo an toàn trong kỳ nghỉ dài
6 bí quyết cân bằng nội tiết tố tự nhiên, không cần thuốc
Cảm giác nôn nao khi đói là dấu hiệu của bệnh gì?
Xem thêm