Thứ hai, 18/11/2024 16:54     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 10/09/2024 19:30

Lợi ích của kẽm đối với sức khỏe tình dục ở nam giới

Kẽm là một khoáng chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể. Thiếu kẽm được chứng minh là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến khả năng tình dục của nam giới. Vậy nam giới cần bổ sung kẽm thế nào cho hiệu quả?

Kẽm đối với khả năng tình dục của nam giới

Kẽm là vi chất đóng vai trò quan trọng đối với nhiều chức năng sinh học và cần thiết cho hoạt động hơn 300 enzyme trong cơ thể con người. Kẽm đóng vai trò quan trọng đối với chức năng sinh sản, là khoáng chất quan trọng trong quá trình sinh ra các nội tiết tố tuyến giáp. Ở nam giới, nếu quá trình này bị gián đoạn sẽ dẫn đến giảm lượng kích thích tố sinh dục nam.

Hàm lượng kẽm cũng có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tuyến tiền liệt, sự phát dục, khả năng tình dục của nam giới. Nó cần thiết cho cấu tạo thành phần hoạt động của hormone sinh dục nam testosteron và góp phần tổng hợp, cấu trúc, bài tiết nhiều hormone khác.

Thiếu hụt kẽm ở nam giới có thể dẫn tới giảm lượng tinh trùng và tần suất tình dục.(Ảnh minh họa)

Kẽm đặc biệt quan trọng trong quá trình sản xuất tinh trùng. Hầu hết các trường hợp giảm lượng tinh trùng và kích thích tố sinh dục nam thấp là do thiếu kẽm. Thiếu hụt kẽm ở nam giới có thể dẫn tới giảm lượng tinh trùng và tần suất tình dục.

Theo nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, kẽm là một nguyên tố vi lượng thiết yếu cần thiết cho nhiều quá trình sinh lý và sự thiếu hụt của nó có liên quan đến nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau.

Kẽm đã được chứng minh là duy trì mức testosterone tối ưu, có lợi trong việc ức chế viêm và bảo tồn chức năng nội mô dương vật. Do đó, thúc đẩy chức năng cương dương và hoạt động tình dục của nam giới.

Nam giới cần bổ sung bao nhiêu kẽm mỗi ngày?

Vì kẽm có liên quan đến nhiều chuyển hóa quan trọng trong cơ thể nên các triệu chứng và hội chứng của thiếu kẽm mức độ nhẹ thường đa dạng và rất thay đổi. Các triệu chứng và hội chứng cơ bản và không đặc trưng bao gồm: suy giảm khả năng miễn dịch, dễ mắc bệnh nhiễm trùng; chậm tăng trưởng; tổn thương da và mắt; khô da, rụng tóc, rối loạn giấc ngủ; chậm phát triển giới tính, giảm khả năng tuyến sinh dục, ít tinh trùng, rối loạn cương dương…

Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ khuyến nghị, lượng nguyên tố kẽm được hấp thụ hàng ngày là:

  • 3mg/ngày cho trẻ em dưới 4 tuổi.
  • 5mg/ngày cho trẻ em từ 4 đến 8 tuổi.
  • 8mg/ngày cho trẻ em từ 9 đến 13 tuổi.
  • 9mg/ngày cho phụ nữ (không mang thai và không cho con bú).
  • 11 -12mg/ngày ở phụ nữ có thai và cho con bú.
  • Đối với nam giới là 11mg/ngày.

Cơ quan này cũng nhấn mạnh, nhu cầu dinh dưỡng kẽm chủ yếu nên được đáp ứng từ thực phẩm chứ không phải bằng cách dùng các chất bổ sung không cần thiết. Không có bằng chứng về các tác động bất lợi của việc tiêu thụ dư thừa kẽm từ thức ăn tự nhiên nên việc bổ sung thông qua chế độ ăn uống là tốt nhất.

Nguồn thực phẩm giàu kẽm bao gồm: thịt đỏ , các sản phẩm từ sữa ít béo, hải sản, gia cầm, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, đậu nành...

Cách lựa chọn thực phẩm giàu kẽm hấp thu tốt nhất

So với thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật thì sản phẩm từ động vật là nguồn cung cấp kẽm tốt nhất vì khả dụng sinh học của kẽm (phần kẽm được cơ thể giữ lại và sử dụng) cao trong các loại thực phẩm như thịt động vật và hải sản.

Nguyên nhân trong nguồn động vật không có hợp chất ức chế sự hấp thụ kẽm và có sự hiện diện của các acid amin chứa lưu huỳnh giúp cải thiện sự hấp thụ kẽm, như cysteine và methionine.

Có một số thực phẩm giàu kẽm có nguồn gốc thực vật nhưng khả dụng sinh học của chúng thấp hơn do hàm lượng acid phytic (hay phytate) cao, ức chế quá trình hấp thụ kẽm. Do đó, đối với nam giới không ăn thịt hoặc các sản phẩm từ động vật do ăn chay hoặc ăn thuần chay cần lưu ý bổ sung kẽm để có đủ lượng kẽm cần thiết.

Ngoài ra, có thể giảm thiểu tác dụng ức chế của acid phytic đối với sự hấp thụ kẽm bằng các phương pháp chế biến thực phẩm như: ngâm, đun nóng, nảy mầm, lên men và làm nở. Sự hấp thụ kẽm có thể được cải thiện bằng cách sử dụng các sản phẩm như: bánh mì men, bánh mì chua, giá đỗ và các loại đậu ngâm trước.

Lợi ích của kẽm đối với sức khỏe tình dục ở nam giới- Ảnh 3.
Hàu là một trong những nguồn thực phẩm động vật giàu kẽm nhất. (Ảnh minh họa)

Dưới đây là hàm lượng kẽm trong một số nguồn thực phẩm động vật hấp thu kẽm tốt như: hàu, thịt bò, thịt cừu, thịt gà, sữa, trứng…

  • Hàu: Trong 85g hàu nấu chín chứa tới 51mg kẽm (471% giá trị hàng ngày-DV).
  • Thịt bò ăn cỏ: Trong 113g thịt bò xay ăn cỏ chứa 5,1mg kẽm (46% DV).
  • Gan bò: Trong 85g gan bò nấu chín chứa 4,5mg kẽm (41%DV).
  • Thịt cừu: 113g thịt cừu chứa 3,6mg kẽm (33% DV).
  • Trứng: 2 quả trứng nguyên quả (100g) chứa 1,3mg kẽm (12%DV).
Theo Sức khỏe & Đời sống  
Rắc rối chuyện chăn gối ở người tiểu đường và cách giữ phong độ trong 'chuyện ấy'
Bí mật sức khỏe tình dục thời kỳ mãn kinh
Cách cải thiện chứng đau lưng khi quan hệ tình dục
Phụ nữ tuổi mãn kinh nên biết những điều này để thăng hoa trong 'chuyện ấy'
Phụ nữ có vấn đề về tình dục cần kiểm tra tình trạng sức khỏe tâm thần
Đàn ông nên làm gì để 'chuyện chăn gối' vợ chồng thăng hoa hơn?
6 lý do căng thẳng khi quan hệ tình dục và cách cải thiện
'5 không, 3 có' giúp cuộc yêu thăng hoa
Cả ngày ham muốn và chỉ nghĩ tới tình dục liệu có đáng ngại?
4 điều nàng làm trong phòng the khiến chàng chán ngấy, điều cuối cùng nhiều chị em gặp phải
Cách loại bỏ stress ảnh hưởng đến ham muốn tình dục
10 lợi ích sức khỏe của tình dục các cặp đôi nên biết
Tư thế quan hệ tình dục phù hợp với người tăng huyết áp
Chìa khóa để 'chuyện ấy' thăng hoa
 Cẩn trọng khi 'yêu' vào mùa thu
8 kẻ thù của chốn phòng the
Béo phì cản trở chuyện 'chăn gối' của đàn ông như thế nào?
Tình dục tốt cho sức khỏe nhưng hãy coi chừng 'tác dụng phụ'
Ăn những món này, quý ông dễ tránh thất bại chăn gối
Độ tuổi nào khiến đàn ông mất hứng thú ham muốn tình dục?
Xem thêm