Loãng xương có thể làm mất thính lực
Loãng xương có thể làm mất thính lực, đó là kết quả của một cuộc nghiên cứu được công bố mới đây trên tạp chí Nội tiết Society Journals – một ấn phẩm của Hiệp hội Nội tiết Mỹ.
Mất thính lực có thể xảy ra do loãng xương
Những người bị loãng xương có nguy cơ mắc bệnh điếc đột ngột cao gấp 1,76 lần so với những người không có bệnh về xương, theo một nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí Nội tiết Society Journals – một ấn phẩm của Hiệp hội Nội tiết Mỹ.
Mất thính lực có thể xảy ra do loãng xương (Ảnh minh họa)
Điếc đột ngột có thể trở thành vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời
Bệnh loãng xương không chỉ ảnh hưởng đến chức năng của xương mà còn gây tổn thương đến hệ thống tim mạch, mạch máu não và thần kinh thính giác, theo bác sĩ y khoa Kai-Jen Tiến, thuộc Trung tâm Y tế Chi Mei ở Đài Loan.
Người bị điếc đột ngột có thể bị suy giảm thính lực hoặc mất thính lực vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời. Việc này sẽ gây ra nhiều khó khăn trong giao tiếp vì người bệnh không nghe được rõ; rối loạn về tâm lý, trầm cảm, cảm giác bị cô lập, tính khí thất thường. Đặc biệt đối với trẻ em, hậu quả còn nặng nề hơn, ảnh hưởng tới học tập và tương lai của trẻ.
Cách phòng ngừa mất thính lực đột ngột
Ngày nay, khả năng mất thính lực đột ngột là rất lớn, không chỉ phổ biến ở người cao tuổi mà cả người trẻ mất thính lực cũng có tỷ lệ cao không kém.
Biện pháp hữu hiệu nhất giúp chủ động phòng ngừa nguy cơ mất thính lực đột ngột, đó là mỗi người cần tăng cường tập luyện, bổ sung những thực phẩm giàu canxi, mỗi ngày nên uống ít nhất 1/4 lít sữa tươi.
Với những người bị loãng xương có nguy cơ cao bị suy giảm thính lực. Vì vậy người bệnh cần bổ sung các loại thức ăn giàu canxi, protein, vitamin D. Những trái cay, rau, giá đỗ (chứa nhiều estrogen) cũng nên được bổ sung đều đặn.
Phương Vũ