Thứ tư, 14/05/2025 15:46     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 08/01/2015 17:17

Đừng hiểu sai về bệnh loãng xương

Loãng xương đang là vấn đề trăn trở của nhiều người. Nếu dựa vào thống kê ở CHLB Đức, nơi biện pháp chống loãng xương đã được tiến hành từ hàng chục năm, vẫn có không dưới 7 triệu người, nghĩa là gần 1/10 dân số, đang khổ vì hậu quả của loãng xương.

Trong số đó 1/3 phụ nữ, thậm chí 1/5 nam giới, từ tuổi 50 chắc chắn sẽ tiếp tục là nạn nhân của căn bệnh này. Người chưa bệnh tất nhiên phải lo, người đã bệnh đương nhiên phải sợ. Nhưng đáng nói là không ít người tuy lo lắng ghê gớm nhưng vẫn chưa hiểu đúng về cơ chế sinh bệnh cũng như về giải pháp hiệu quả.

dung-hieu-sai-ve-benh-loang-xuong--giadinhonline.vn 1

Đừng hiểu sai về bệnh loãng xương

Bổ sung vôi có đủ để ngăn chặn loãng xương?

Điểm cốt lõi trong toàn bộ vấn đề là vì đại đa số nạn nhân vẫn tưởng biện pháp bổ sung chất vôi giữ vai trò quyết định. Nhiều người vì thế xem việc uống sữa quá quan trọng, thậm chí không ít trường hợp đến độ cường điệu.

Uống sữa rất tốt cho sức khỏe, nhưng chưa đủ để ngăn chặn loãng xương. Theo bản tin mới đây của tạp chí Arzteblatt, cơ quan thông tin chính thức của y sĩ đoàn Đức, loãng xương xảy ra không hẳn do thiếu chất vôi trong chế độ dinh dưỡng, mà thường vì một số lý do khác nghiêm trọng hơn, như:

Chế độ dinh dưỡng quá nhiều phốt pho. Bằng chứng là công trình nghiên cứu với nhiều đối tượng ở Hoa Kỳ cho thấy, đa số người quen dùng thức ăn nhanh bị loãng xương, dù khẩu phần không hề thiếu canxi. Thức ăn nhanh có chứa quá thừa phốt pho nên canxi trong thực phẩm không được hấp thu qua đường ruột.

Kiêng khem cường điệu. Kết quả thống kê ở Đức, Anh, Hà-Lan… cho thấy không dưới 1/3 người bị loãng xương trước đó đã áp dụng chế độ kiêng cữ sai lầm và kéo dài. Theo chuyên gia ngành biến dưỡng, loãng xương xảy ra không vì trục trặc canxi mà do thiếu hụt chất đạm giữ vai trò của lớp keo để dán canxi vào mô xương.

Rối loạn tiêu hóa không được điều trị đến nơi đến chốn. Các nhà nghiên cứu sau khi đúc kết dữ liệu thống kê cũng đã chứng minh là đối tượng mất quân bình vi sinh trong khung ruột. Chẳng hạn do dùng thuốc kháng sinh quá thường, sau đợt hóa trị, xạ trị… dễ bị loãng xương, cho dù không thiếu chất vôi trong cơ thể và thậm chí hãy còn trẻ!

Vận động thái quá. Ngồi yên đúng là một trong các lý do khiến chất vôi không được giữ lại trong mô xương. Nhưng mặt khác, thể dục thể thao quá độ lại chính là nguyên nhân gia tốc vận tốc huy động chất vôi ra khỏi mô xương để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ năng lượng vượt trội của “vận động viên”.

BS. Lương Lê Hoàng

Tags:
Cô gái 27 tuổi đột quỵ lúc nửa đêm: Bác sĩ cảnh báo lối sống 'gây hại' của giới trẻ
Nhà thuốc An Khang triển khai hệ thống tra cứu trực tiếp dữ liệu thuốc
Gặp 4 vấn đề sức khoẻ do sai lầm khi bật quạt ngủ xuyên đêm
Vì sao người Việt trẻ ngày càng ngại kết hôn?
Cục máu đông là gì, hiểu rõ để phòng ngừa hiệu quả
Đang khỏe mạnh gặp 6 hiện tượng đau lưng này cần đến ngay bác sĩ
Vượt qua mãn kinh nhẹ nhàng khi nhận diện sớm 5 triệu chứng
Gen Z sống khỏe từ bên trong: Tầm soát sớm để sống hết mình
Cứu sống cụ ông 71 tuổi bị tràn dịch màng ngoài tim do lao
Thanh niên 22 tuổi mắc bệnh lạ, cơ thể nóng lên khi lạnh và lạnh băng khi chạm vật nóng
Tháo “điểm nghẽn” trong chuyển đổi số và triển khai bệnh án điện tử tại các cơ sở y tế tư nhân
Bệnh viện tư nhân đầu tiên tại TP.HCM đạt Chứng nhận Vàng từ Hội Đột quỵ thế giới
300.000 trẻ bị hỏng thận vì sữa giả
6 loại rau nhiều người ăn nhưng dễ 'ngậm' thuốc trừ sâu
5 năm kết hôn, lần đầu được làm mẹ sau nhiều lần 'mất con'
Thoái hóa đốt sống cổ C3 C4 và những điều cần biết
Doanh nhân 42 tuổi bỏng dạ dày, thực quản sau khi uống 1 ngụm nước khoáng có gas
Lựa chọn và chế biến nội tạng động vật thế nào để an toàn?
Vì sao nam giới thường cao hơn nữ?
Phụ nữ TP. HCM sinh đủ hai con trước 35 tuổi được hỗ trợ 3 triệu đồng
Xem thêm