Chủ nhật, 19/05/2024 05:16
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 15/12/2021 10:00

Kiểm soát các chỉ số mỡ máu nhờ sản phẩm thảo dược

Để kiểm soát tốt chỉ số mỡ máu, bên cạnh các phương pháp điều trị, giới chuyên gia khuyên người bệnh nên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược.

4 chỉ số mỡ máu trong xét nghiệm

Các thành phần mỡ máu (lipid máu) có vai trò quan trọng trong cơ thể người và có khoảng giới hạn nhất định. Vì vậy, tình trạng rối loạn lipid máu mang đến nhiều nguy hiểm cho người bệnh.

Khi làm xét nghiệm mỡ máu, bạn cần quan tâm tới 4 chỉ số quan trọng đó là: Cholesterol toàn phần, HDL-C, LDL-C và triglyceride. Chuyên gia sẽ dựa vào 4 chỉ số này để đánh giá bạn có bị rối loạn lipid máu hoặc các vấn đề sức khỏe liên quan như tiểu đường và bệnh tim mạch hay không.

Empty

Xét nghiệm mỡ máu giúp tầm soát nhiều bệnh lý nguy hiểm

- Cholesterol toàn phần: Cholesterol toàn phần là tổng lượng LDL + HDL + 20% lượng triglyceride. Kiểm tra chỉ số này giúp đánh giá nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

- LDL-C: LDL-C là một loại lipoprotein có trọng lượng phân tử thấp và được xem như cholesterol xấu trong máu. Khi nồng độ LDL-C tăng cao sẽ làm xuất hiện tình trạng lắng đọng tại thành mạch và gây xơ vữa động mạch.

- HDL-C: Loại này chiếm khoảng 25 - 35% tổng lượng cholesterol máu và được coi là cholesterol tốt trong cơ thể. HDL-C giúp vận chuyển cholesterol từ máu về gan, đồng thời tăng vận chuyển cholesterol ra khỏi mảng xơ vữa. Do đó, HDL-C trong máu giúp ngăn ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch và các biến chứng nguy hiểm khác.

- Triglyceride: Triglyceride hay còn gọi là chất béo trung tính, loại chất béo này chiếm đến trên 90% lượng chất béo trong bữa ăn hàng ngày. Triglyceride tăng cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch và tiểu đường.

Dưới đây là bảng chỉ số mỡ máu giúp chỉ ra mức độ an toàn, nguy hiểm của 4 chỉ số trên:

Empty

Bảng chỉ số mỡ máu

Cần làm gì để ổn định các chỉ số mỡ máu?

Nếu không kiểm soát tốt các chỉ số mỡ máu sẽ khiến bệnh ngày càng tiến triển và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như xơ vữa động mạch, đột quỵ, đau tim,... Dưới đây là một số biện pháp giúp người bệnh kiểm soát tốt các chỉ số lipid máu:

- Sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu: Nhóm Statin (Lovastatin, Atorvastatin, Rosuvastatin,...), Ezetimibe, nhóm Fibrate (Fenofibrate, Gemfibrozil,...), nhựa gắn acid mật,...

- Hạn chế tiêu thụ các thức ăn chứa nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa hay nhiều cholesterol như: Thịt đỏ (thịt ngựa, thịt dê, thịt lợn, thịt bò, thịt trâu,...), phô mai, nội tạng động vật, đồ ăn nhanh, đồ hộp, trứng,...

- Tích cực ăn nhiều rau củ, trái cây: Thành phần chất xơ, vitamin, khoáng chất trong rau củ và trái cây không chỉ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe mà còn giảm đáng kể nồng độ cholesterol trong máu. Người bị rối loạn lipid máu nên ăn các loại rau củ, trái cây như: Táo, chuối, súp lơ, cà tím, hành tây, dưa leo, mướp đắng,...

- Người bị rối loạn lipid máu cần tuyệt đối nói không với rượu bia, thuốc lá vì các loại chất kích thích này sẽ khiến cho tình trạng trở nên trầm trọng hơn.

- Tăng cường tập luyện thể dục, thể thao vì vận động nhiều giúp làm tăng lượng HDL-C, nhờ đó duy trì cân nặng và kiểm soát chỉ số lipid máu ổn định.

Kiểm soát tốt các chỉ số mỡ máu nhờ sản phẩm thảo dược

Để kiểm soát tốt các chỉ số mỡ máu thì bên cạnh việc sử dụng thuốc tây, các chuyên gia khuyên người bệnh nên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược, tiêu biểu là Lipidcleanz với thành phần chính cao lá sen.

Empty

Lá sen là thảo dược quý giúp kiểm soát các chỉ số mỡ máu

Cao lá sen được biết tới nhờ tác dụng hiệu quả trong việc giảm chỉ số triglyceride và cholesterol toàn phần. Không những vậy, một nghiên cứu còn cho thấy rằng, cao lá sen giúp tăng lượng HDL-C (cholesterol tốt) hiệu quả. Nhờ những tác dụng này, cao lá sen giúp ổn định các chỉ số lipid máu và giảm mệt mỏi cho người sử dụng.

Ngoài thành phần chính là cao lá sen, Lipidcleanz còn có thêm nhiều thảo dược quý như: Chiết xuất tỏi, cao hoàng bá, curcuma phospholipid, vitamin B5, alpha lipoic acid,... mang lại nhiều công dụng tuyệt vời:

- Chiết xuất tỏi có khả năng giảm LDL-cholesterol, triglyceride và đẩy nhanh tốc độ chuyển hóa lipid, giúp ngăn ngừa biến chứng xơ vữa động mạch.

- Berberin trong cao hoàng bá và curcuma phospholipid có vai trò làm giảm nồng độ triglyceride và cholesterol toàn phần, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch.

- Acid alpha lipoic (ALA) và vitamin B5 có tác dụng hiệu quả trong việc kiểm soát các chỉ số lipid máu. Vitamin B5 giúp kiểm soát nồng độ lipid trong máu và gan, hạ nồng độ triglyceride và cholesterol toàn phần. ALA giúp giảm LDL-C và tăng HDL-C rất hiệu quả, đồng thời tăng nhạy cảm của thụ thể LDL-C ở tế bào để tăng tiêu thụ cholesterol tạo năng lượng.

Empty

Lipidcleanz giúp kiểm soát chỉ số lipid máu hiệu quả, an toàn

Hiện nay, trên thị trường ngày càng có nhiều sản phẩm giúp hỗ trợ cải thiện rối loạn lipid máu. Tuy nhiên, người bệnh cần sáng suốt lựa chọn sản phẩm đã được nghiên cứu cẩn thận, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và nhận được sự đánh giá cao từ các chuyên gia. Lipidcleanz hoàn toàn đáp ứng được những tiêu chuẩn này.

Nhiều bệnh nhân rối loạn lipid máu đã tin dùng Lipidcleanz và nhận được những hiệu quả tích cực. Tiêu biểu là trường hợp của ông Phạm Văn Phong (Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội), người từng bị đột quỵ do máu nhiễm mỡ kéo dài. Thật may mắn vì từ ngày biết tới và tin dùng sản phẩm Lipidcleanz, tình trạng mỡ máu của ông đã cải thiện đáng kể, các chỉ số mỡ máu giảm về gần mức bình thường. Cùng xem chi tiết chia sẻ của ông Phong tại đây.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn biết thêm nhiều thông tin về các chỉ số lipid máu cũng như giải pháp cải thiện hiệu quả từ Lipidcleanz. Nếu có thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ tổng đài 024. 38461530 - 028. 62647169 để được hỗ trợ.

*Thực phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!

Phương Thảo  
  • Tin liên quan
Quy tắc 20-20-20: Bí quyết giúp bảo vệ đôi mắt giữa thời 4.0
Giải pháp giúp giảm bớt hội chứng thị giác màn hình
Người nhóm máu O hay bị muỗi đốt có đúng không?
5 lý do phụ nữ nên kết hợp hạnh nhân vào chế độ ăn hằng ngày
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn hai quả trứng mỗi ngày?
Vì sao không va chạm vẫn có vết bầm tím trên người?
Leo cầu thang làm giảm 39% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch
5 thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường
5 thực phẩm bổ não, tiếp sức sĩ tử trong mùa thi
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm, Thứ trưởng Bộ Y tế nêu 3 cách giải quyết nỗi lo
Bé gái 17 tháng tuổi mắc bệnh hiếm 1 triệu trẻ mới có 1 người bị
Cơ thể cần bao nhiêu calo mỗi ngày?
Uống nước mía có tăng cân không?
5 loại rau củ giúp giải nhiệt tự nhiên, thanh lọc cơ thể vào mùa hè
6 thói quen hàng ngày khiến chứng lo âu tồi tệ hơn
Điều gì xảy ra với cơ thể khi tiêu thụ quá nhiều muối?
Cẩn trọng đột quỵ - căn bệnh nguy hiểm ai cũng dễ mắc
Những rủi ro “khôn lường” khi ăn hàu sống
Công dụng chữa “bách bệnh” của rau diếp cá
Điều gì xảy ra với cơ thể khi bổ sung quá nhiều chất xơ mỗi ngày?
Xem thêm