Thứ hai, 30/09/2024 01:28     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 12/07/2014 11:04

Khi nào mẹ bầu phải kiêng ‘chuyện ấy’?

Nếu mẹ bầu bị chảy máu, đau bụng nhiều, nhau thai thấp hoặc ngả trước, rỉ ối, có tiền sử sinh non... thì nên kiêng "chuyện ấy".

Bên cạnh niềm vui, niềm hạnh phúc được lên chức bố mẹ, mang thai cũng khiến các cặp đôi không khỏi lo lắng đặc biệt là “chuyện ấy” – vấn đề không dễ dàng chia sẻ. Họ lo lắng rằng “chuyện ấy” liệu có gây hại cho thai nhi, có làm em bé đau và nên quan hệ như thế nào… Hãy cũng nghe các chuyên gia giải đáp những thắc mắc này.

Bầu bí có thể làm “chuyện ấy” không?

Câu trả lời đương nhiên là có. Nếu thai kỳ của mẹ bầu hoàn toàn bình thường thì chuyện ấy không thành vấn đề. Nếu thai kỳ được chia thành 3 giai đoạn thì việc quan hệ tình dục cũng phụ thuộc vào 3 giai đoạn này. Trong 3 tháng đầu, các cặp đôi nên hạn chế “yêu” nhiều và nếu “yêu” thì nên nhẹ nhàng, tránh kích thích quá mạnh sẽ làm tử cung co bóp và trong trường hợp xấu có thể gây sảy thai.

Giai đoạn 2 từ tháng thứ 4-7 là thời gian tương đối ổn định, cuộc sống tình dục của hai vợ chồng thường rất thăng hoa. Tuy nhiên, với chiếc bụng bầu đang lớn lên từng ngày, mẹ vẫn cần “yêu” nhẹ nhàng và tốt nhất chỉ nên “yêu” 2 lần/tuần. Các cặp đôi cũng cần vệ sinh sạch sẽ trước khi quan hệ tình dục để tránh gây ra viêm nhiễm tử cung.

khi-nao-me-bau-phai-kieng-‘chuyen-ay’-giadinhonline.vn 1

Nhiều mẹ bầu sợ làm chuyện đó có hại cho con

Hai tháng cuối thai kỳ, chuyện ấy thường có xu hướng giảm đáng kể do bụng bầu của mẹ đã khá lớn. Chị em nên hạn chế để dương vật cũng như tinh dịch vào tử cung vì trong tinh dịch có chứa prostaglandin có thể gây co thắt tử cung dẫn đến sinh non. Tuy nhiên khả năng này là rất hiếm.

Khi nào mẹ bầu phải “kiêng” quan hệ tình dục?

Mẹ bầu cần phải nói không với chuyện ấy trong những trường hợp có chỉ định của bác sĩ, thường là mẹ có các vấn đề như chảy máu khi mang thai, đau bụng nhiều, nhau thai thấp hoặc ngả trước, rỉ ối, có tiền sử sinh non, sảy thai, bị nhiễm herpes sinh dục…

“Chuyện ấy” có gây hại cho thai nhi?

Mẹ hãy yên tâm rằng nếu có thai kỳ khỏe mạnh bình thường thì chuyện ấy không hề gây hại cho bé. Tử cung là nơi rất an toàn để thai nhi trú ẩn. Với lượng nước ối bao quanh và lớp màng tử cung chắc chắn, sẽ không vật gì có thể làm tổn thương hoặc làm bé nhiễm trùng được. Nếu người vợ đạt cực khoái, em bé có đạp quá nhiều thì cũng đừng nghĩ rằng bé đang phản đối cuộc yêu của bố mẹ nhé. Chỉ là do nhịp tim của mẹ đập nhanh và bé cảm thấy thích thú quá mà thôi.

khi-nao-me-bau-phai-kieng-‘chuyen-ay’-giadinhonline.vn 2

Tuy nhiên, làm 'chuyện ấy' đúng cách sẽ rất tốt

Có cách nào để thay quan hệ tình dục?

Nếu bạn vẫn lo lắng rằng chuyện ấy chẳng an toàn với thai nhi, bạn có thể thử các kiểu thể hiện tình cảm khác nhau như thủ dâm, vuốt ve hoặc hôn nhau… Tất cả đều có thể khiến các cặp đôi đạt được cực khoái và hài lòng với đời sống tình dục trong thời gian vợ mang bầu. Tuy nhiên, mẹ bầu cần nhớ là tuyệt đối không nên sử dụng đồ chơi tình dục vì nguy cơ viêm nhiễm là rất cao.

Vị trí “yêu” nào an toàn nhất khi mang thai?

Khi mang bầu, các cặp đôi cần bỏ qua tư thế truyền thống (nữ ở dưới, nam nằm trên) vì có thể gây áp lực lên bụng bầu. Bạn nên chọn tư thế úp thìa hoặc để người phụ nữ nằm trên sẽ chủ động được cuộc yêu mà không cảm thấy khó khăn gì.

Các cặp vợ chồng cũng hãy thoải mái thử sức với những tư thế mới miễn là cuộc yêu được vui và thoải mái nhất.

“Yêu” khi mang thai có được kích thích “núi đôi”?

Không nên. Trong thời gian mang thai, “núi đôi” của mẹ bầu rất nhạy cảm vì đang chuẩn bị cho quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Ở những tháng cuối, nếu bị kích thích quá mạnh còn khiến “núi đôi” rỉ ra sữa non. Vì vậy tốt hơn hết trong cuộc yêu nên tránh kích thích núi đôi các bạn nhé!

Tags:
Ngăn chặn hơn 500.000 trường hợp mang thai ngoài ý muốn tại Việt Nam
Vì sao người trẻ ngày nay thường 'mong manh' hơn thế hệ trước?
Gần 15.000 liều vắc xin sốt xuất huyết được tiêm trong 5 ngày
Bệnh gút: Các giai đoạn tiến triển và cách điều trị
Sữa non đạm thực vật giúp trẻ tăng cân khoa học đầu tiên tại Việt Nam
42/1000 phụ nữ sinh con ở tuổi vị thành niên
Phòng ngừa ung thư, kéo dài tuổi thọ nhờ ăn ớt cay
Những người giàu nhất thế giới chữa bệnh ở đâu?
Thai phụ 29 tuần chạy marathon 5 km: Nên không, bác sĩ nói gì?
Mỗi năm có thêm 3.000 ca phá thai ở tuổi vị thành niên
Top các phương pháp điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả
'Kẻ thù' thầm lặng đe doạ mẹ bầu suốt thai kỳ
Sau nhiều ngày mưa lớn, kiểm tra ngay 4 vị trí trong nhà tránh rước bệnh vào người
Việt Nam cần sớm đối phó với “đại dịch” thuốc lá mới
Bắn dây thun vào cổ tay: Nguy cơ tổn thương mạch máu, ảnh hưởng tâm lý
Đũa nhựa, đũa tre hay đũa gỗ tốt cho sức khỏe?
Đột quỵ não khi giao mùa: Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Kiệt sức, nhập viện tâm thần vì thức xuyên đêm… canh vợ
Sai lầm trong điều trị khiến dịch bệnh dễ bùng phát trong mùa bão lũ
Nhìn nếp nhăn ở cổ biết người thường xuyên sử dụng điện thoại
Xem thêm