Thứ năm, 21/11/2024 16:37     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 21/11/2018 15:39

Hãi hùng cảnh sán ngoe nguẩy, được nặn ra từ ngực cô gái trẻ

Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương vừa tiếp nhận một phụ nữ trẻ bị sán lá gan lạc chỗ rất hy hữu.

Video: Tưởng mụn ở ngực, cô gái Sơn La nặn ra con sán ngoe nguẩy (Nguồn: Vietnamnet)

Chía sẻ với Vietnamnet, TS Trần Huy Thọ, Trưởng khoa Khám bệnh, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn Trùng TƯ cho biết, khoa vừa tiếp nhận 1 trường hợp mắc sán lá gan lớn lạc chỗ hiếm gặp.

Bệnh nhân Lò Thị H. (30 tuổi, Thuận Châu, Sơn La) nhập viện với triệu chứng sốt, tổn thương phần mềm vùng ngực phải.

Chị H. cho biết, thời gian gần đây chị phát hiện một nốt đỏ trên ngực phải kích cỡ 0,5x0,5cm, đau nhẹ kèm theo ngứa. Tại phòng khám tư, bác sĩ thăm khám nghi bệnh nhân bị viêm tuyến vú. Khi ra về, chị H. nhờ đồng nghiệp nặn vì nghĩ mụn. Sau nặn, một sinh vật khá lớn trồi lên, ngọ nguậy khiến cả 2 cùng hốt hoảng.

Ngay sau đó chị H. đến Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn Trùng TƯ khám lại vì nghi sinh vật kia là sán. Sau khi làm các xét nghiệm, bác sĩ xác định bệnh phẩm là sán lá gan lớn (Fasciola).

san

Bệnh nhân đang điều trị tại Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn Trùng TƯ. Ảnh: Vietnamnet

Chị H. chia sẻ, ngoài việc thỉnh thoảng thấy nhói nhẹ ở ngực, không có triệu chứng gì đặc biệt.

Sau tẩy sán, bệnh nhân hồi phục rất tốt và vừa được xuất viện sau hơn 1 tuần điều trị.

Theo TS Trần Huy Thọ, Trưởng khoa Khám bệnh chuyên ngành (Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương), sán lá gan lớn là một bệnh ký sinh trùng truyền từ động vật sang người.

“Bình thường sán lá gan trú ngụ, ký sinh tại gan. Nếu lạc chỗ, sán thường gặp ở cơ thẳng gần bụng, cơ tim, hoặc ở phổi, nhưng trường hợp này, sán lại ký sinh lạc chỗ tại cơ vú phải của bệnh nhân, đó là điều rất hiếm gặp” – TS Thọ cho biết.

Qua tìm hiểu được biết thêm, nữ bệnh nhân kể trên có thói quen là hay ăn lẩu, ăn các loại rau thuỷ sinh, trồng dưới nước như rau cần, rau ngổ... Theo TS Thọ, đó là yếu tố có nguy cơ nhiễm bệnh cao vì ấu trùng sán thường bơi trong nước sau đó tìm một cá thể để ký sinh như ốc, hoặc bám vào rau trồng thuỷ sinh.

-> Kính lỗ có chữa được tật khúc xạ không?

Mù mắt sau 1 đêm do thói quen nhiều người mắc
Cách cải thiện suy tim tại nhà an toàn, hiệu quả
3 người trong gia đình cùng bị nhiễm nấm da từ mèo hoang
Chữa khỏi bệnh nấm móng bằng cách nào?
Chuyên gia VinFuture “mổ xẻ” nguyên nhân đột quỵ ngày càng trẻ hóa
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Lạc nội mạc tử cung mang thai được không?
Kết hợp chặt chẽ viện - trường, đổi mới đào tạo bác sĩ nội trú để nâng chất lượng nhân lực y tế
Bí quyết hết đau lưng do gai cột sống của cô Miện
Gian nan căn bệnh 10 phụ nữ có 1 người mắc, 'cản bước' hành trình làm mẹ
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
'Thủ phạm' âm thầm gây vô sinh hiếm muộn ở phụ nữ
Rụng tóc bất thường đừng chủ quan, có thể liên quan 7 vấn đề sức khỏe
Vì sao có những khi chợt quên một việc đang định làm, một người đã gặp nhiều lần?
Cuộc sống đảo lộn vì đợt 'càn quét' của loài kiến có độc tố gấp 15 lần rắn hổ mang
Nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ và cách cải thiện
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Bệnh khó nói của đàn ông tiền mãn dục
Xem thêm