Chủ nhật, 12/05/2024 03:57
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 19/12/2023 10:09

Giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên: "Vẽ đường cho hươu chạy đúng hướng"

Trên thực tế, nhiều phụ huynh khi con hỏi về vấn đề thay đổi tâm sinh lý thường lảng tránh hoặc trả lời qua loa, chiếu lệ vì sợ 'vẽ đường cho hươu chạy'. Tuy nhiên, theo Thạc sỹ, bác sỹ Nguyễn Tân Sơn - Phó Giám đốc Trung tâm đào tạo bồi dưỡng Cục dân số - Bộ Y tế , vẽ đường cho hươu chạy đúng hướng vẫn tốt hơn.

Hệ lụy nghiêm trọng khi vị thành niên không được tuyên truyền đúng cách chăm sóc, bảo vệ SKSS

Dấu hiệu trên cơ thể có thể dễ dàng nhận biết các con bước vào tuổi dậy thì là khi con gái bắt đầu có kinh nguyệt, con trai có “giấc mơ ướt”.

Bên cạnh đó, về tính cách cũng có sự thay đổi rõ rệt, bởi lúc này hoocmon thay đổi, nhu cầu giải phóng dopamine lớn nên khi không được đáp ứng theo mong muốn, trẻ thường có biểu hiện dễ phản ứng mạnh trong quan hệ đối nhân xử thế với gia đình, xã hội... Trong sự thay đổi đó, các bậc cha mẹ cần để ý và có những điều kiện chăm sóc phù hợp về mặt dinh dưỡng, thể chất.

6

Giáo dục giới tính, SKSS trong nhà trường

Theo chuyên gia Nguyễn Tân Sơn, ở độ tuổi vị thành niên, các em rất thích khám phá năng lực bản thân, mở rộng thêm nhiều mối quan hệ mới. Nếu không được tuyên truyền đúng cách, các em rất dễ có các nguy cơ: quan hệ tình dục sớm, quan hệ tình dục không an toàn, dễ bị xâm hại tình dục dẫn đến mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, mang thai ngoài ý muốn, phá thai để lại một số hậu quả nghiêm trọng như sẩy thai, sinh thiếu cân, đẻ non, nhiễm trùng tử cung, thủng tử cung dẫn tới vô sinh,... Đây là gánh nặng cho bản thân các em, gia đình và xã hội.

Chuyên gia tâm lý Hồng Hương cho biết thêm, mang thai ở tuổi vị thành niên cũng gây ảnh hưởng nặng nề đến phát triển thể chất và nguy cơ căng thẳng khủng hoảng về tâm lý cũng như phát triển trí tuệ sau này.

Nhiều bạn trẻ mang thai ngoài ý muốn có tâm lý hoang mang, sợ hãi vì không tìm được hướng giải quyết, tình trạng này kéo dài dẫn đến rối loạn lo âu và nặng hơn là trầm cảm, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi. Vì định kiến của xã hội cũng như sự trách móc của cha mẹ, các bạn thường không dám thông báo với gia đình, bạn bè mà tự xử lý gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người mẹ.

Bố mẹ nên "vẽ đường cho hươu chạy" đúng hướng

Theo Thạc sỹ, bác sỹ Nguyễn Tân Sơn, nguyên nhân đầu tiên khiến xảy ra những hệ lụy trên là do chính các em vị thành niên. Các em vẫn còn thiếu, thậm chí không có kiến thức về sức khỏe sinh sản.

Thứ hai là từ phía gia đình, bố mẹ không dành thời gian làm bạn với con, không có những cuộc trò chuyện, tâm sự giữa mẹ với con gái, bố với con trai. Trong khi đây lại là chìa khóa giúp các em biết cách bảo vệ mình, giữ gìn bản thân, kỹ năng biết từ chối trước những đòi hỏi hoặc dụ dỗ từ bạn bè, cách ứng xử hợp lý trong mọi tình huống để tránh những nguy cơ xấu.

Và nguyên nhân thứ ba là trường học vẫn chưa trang bị cho các em những kiến thức cơ bản cần thiết, nội dung tuyên truyền chưa đúng trọng tâm,...

Em Mai Thị Thu Hiền - một học sinh phổ thông đã chia sẻ: "Mặc dù ở trường, chúng em được thầy, cô giáo cung cấp những kiến thức về giới tính nhưng tâm lý của đa số học sinh vẫn còn e ngại, xấu hổ nên chưa dám chia sẻ những suy nghĩ, thắc mắc của mình về giới tính.

Vì không thể tự giải thích được những thắc mắc của mình nên em rất cần sự chia sẻ của bố, mẹ về giới tính, về bạn khác giới cũng như cách xử lý những tình huống không lành mạnh để không bị ảnh hưởng đến tình bạn. Tuy nhiên, bố mẹ lại chỉ nghiêm cấm em thích bạn khác giới”.

IMG_5142

Diễn đàn SKSS giúp trang bị kiến thức về giới tính cho học sinh

Theo chuyên gia tâm lý Hồng Hương, đây cũng là nguyên nhân chính dẫn tới việc nhận thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên ở trẻ vẫn chưa đạt được kỳ vọng.

Nhiều người lớn gặp phải vấn đề, đôi lúc còn lúng túng khi nói chuyện với con trẻ. Rất nhiều ông bố, bà mẹ khi có con hỏi về vấn đề thay đổi sinh lý ở lứa tuổi vị thành niên thường lảng tránh sang chuyện khác, hoặc trả lời qua loa, chiếu lệ vì sợ “vẽ đường cho hươu chạy”. Tuy nhiên, chuyên gia tâm lý cho rằng: “Vẽ đường cho hươu chạy đúng hướng vẫn tốt hơn rất nhiều”.

“Nếu ở trường lớp chỉ dạy một cách qua loa như hướng dẫn sử dụng bao cao su với một quả dưa chuột khi trẻ vẫn đang độ tuổi hồn nhiên, vô tình sẽ khiến các em sẽ trở nên hiếu kỳ và muốn tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này. Nếu không được giáo dục đầy đủ, dẫn đến xảy ra những câu chuyện đáng tiếc và đau lòng ở lứa tuổi các em mà ta thường thấy, thì quả thật đây chính là ví dụ điển hình của câu nói “vẽ đường cho hươu chạy”, bà Hương cho biết.

Theo chuyên gia tâm lý Hồng Hương, điều này cho thấy có một cuộc khủng hoảng trong nhận thức và giáo dục từ phía gia đình, bản thân phụ huynh của các em chưa được tiếp cận được với kiến thức giáo dục giới tính đúng cách. Ngày nay cuộc sống vô cùng hiện đại, trẻ có thể dễ dàng tìm hiểu mọi thông tin trên google, mạng xã hội,...

Do đó, vai trò của gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe sinh sản cho trẻ vị thành niên là vô cùng thiết yếu. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là phụ huynh mang kinh nghiệm của bản thân để làm gương nuôi dạy con mà phải học một cách bài bản về việc tư vấn, hướng dẫn các con về sức khỏe sinh sản.

Bà cho rằng, giải pháp chung là, gia đình, nhà trường cần tạo ra một bầu không khí tâm lý tốt cho trẻ phát triển, định hướng cho trẻ một nền giáo dục thiện chí và toàn diện. Nếu trẻ có chỗ nào không hiểu khi tiếp cận với cái mới hoặc gặp khó khăn trẻ sẽ hướng về chia sẻ với gia đình mà không tìm kiếm những mối quan hệ không phù hợp ở bên ngoài.

Trẻ vị thành niên luôn có nhu cầu chia sẻ, bộc bạch về bản thân mình, nhưng gia đình hay những người thân xung quanh lại ít tạo được sự gần gũi cho chính bản thân những đứa trẻ. Vì vậy, phụ huynh không nên quá hà khắc mà hãy cởi mở, chủ động hỏi han con trẻ, lắng nghe những câu chuyện gần gũi liên quan đến tình cảm, tâm sinh lý. Ngoài ra, nhà trường cần gạt bỏ những thứ rườm rà, đưa giáo dục về giới và giới tính, sức khỏe trở thành nội dung bắt buộc để học sinh không ngần ngại, xấu hổ khi đề cập tới.

P.V  
Cưới chồng 3 năm không thể mang thai, bác sĩ kết luận do thói quen từ 10 năm trước
Ăn trứng vịt lộn có thực sự giúp quý ông “sung mãn”?
Nam giới ăn giò lợn, chân dê tăng cường 'chuyện ấy' được không?
8.000 trẻ em Việt mắc bệnh tan máu bẩm sinh mỗi năm: 'Đau đầu' bài toán sức khoẻ giống nòi
Phụ nữ sau tuổi 30 kiểm tra ngay 4 điều này để phòng ngừa bệnh tật
Vỡ thai ngoài tử cung do chủ quan: Bác sĩ chuyên khoa nói gì?
Cảnh báo “dọn” bikini quá thường xuyên làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khó chịu tái phát
Thói quen khi tắm khiến phụ nữ mắc bệnh phụ khoa
Quyết sang trời Tây học tập, nữ tiến sĩ hối hận khi ngày trở về không thể sinh con
Căng thẳng làm giảm khả năng mang thai của phụ nữ?
Chuyện 'yêu' ở người cao tuổi: Bao nhiêu là đủ?
Ngân hàng tinh trùng: Giúp nam giới đảm bảo khả năng sinh sản trong tương lai
Vì sao các cặp đôi sắp sinh con đều thích ăn dâu tây?
Nam giới có con ở độ tuổi nào là tốt nhất?
Phát bệnh vì kiêng cữ sau sinh theo tục lệ dân gian
Uống thuốc tránh thai lùi ngày 'đèn đỏ' được không?
Mất hứng “chuyện ấy” sau sinh con
'Kiêng' để dự trữ tinh trùng: Nên không?
Dùng thuốc tiêm tránh thai làm tăng nguy cơ u não gấp 5 lần
Chuyên gia cảnh báo polyp buồng tử cung: Bệnh thường gặp, biến chứng nguy hiểm
Xem thêm