Thứ hai, 13/05/2024 09:19
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 18/10/2015 10:08

Giang hồ 2 lần vào tù hoàn lương tạo việc làm cho hàng chục người

Nguyễn Văn Hạnh ở Lý Lịch,Vĩnh Cửu, Đồng Nai đã 2 lần vào tù vì tội gấy rối trật tự và cố y gây thương tích. Từ kẻ chỉ biết ăn chơi lểu lổng, sau khi hoàn lương, Hạnh hoàn toàn “lột xác” thành một người khác. Lo làm ăn và chẳng mấy chốc có xưởng gạch, xưởng mộc thu nhận hàng chục người vô gia cư vào làm việc.

Thức tỉnh sau hai lần ở tù

Dù đã mất khá nhiều thời gian để trả giá cho những lỗi lầm nhưng đến nay, dù mới ngoài 30 tuổi nhưng Nguyễn Văn Hạnh đã sở hữu một cơ ngơi mà nhiều người bình thường cũng phải mơ ước. Hạnh luôn tâm niệm, có quyết tâm, có đầy đủ nghị lực và ý chí thì không có chuyện gì là không thể thực hiện được. Hạnh vẫn thường nhắc lại quá khứ để như tự nhắc nhở mình không bao giờ sa chân vào những sai lầm như trước nữa.

giang-ho-2-lan-vao-tu-hoan-luong-tao-viẹc-lam-cho-hang-chục-nguoi-giadinhonline.vn 1

Nguyễn Văn Hạnh luôn muốn giúp người yếu thế vào xưởng của mình

Hạnh không ngại bộc bạch về một đoạn đời đầy những sốc nổi của mình: “Tôi sinh năm 1980, khi nhỏ cũng theo bạn bè đi học rất ngoan ngoãn nhưng khi lên đến cấp 3 thì bắt đầu sinh hư. Học hành liên tục sa sút. Ban đầu bạn bè rủ đi chơi lêu lổng ở thị trấn thì cũng ngại và sợ gia đình nhưng đi mãi rồi cũng quen chân, không đi là không chịu được. Học hành cũng theo đó mà sa sút dần rồi tôi cũng nghỉ học luôn”. Sau khi nghỉ học một thời gian, Nguyễn Văn Hạnh lên TP. Biên Hòa để làm thuê và phụ cho một số nhà xe nhưng cũng chỉ được dăm tháng. Cái tính thích tự do tung hoành của gã lại trỗi dậy.

Hạnh kể: “Làm công nhân hay phụ nhà xe thì cũng không vất vả lắm nhưng cơ bản là xưa nay không quen như thế và thích được tự do nên tôi đã nghỉ việc. Sau khi nghỉ việc, một đứa bạn làm bảo kê cho quán bar ở thị xã Long Khánh rủ về đó làm việc. Khi đó tôi rất thích môi trường ấy, nên đi liền”. Sau khi về Long Khánh làm phụ trong quán bar được một thời gian, Nguyễn Văn Hạnh chính thức gia nhập với các băng nhóm du côn.

Vào giữa năm 2000 trong một trận ẩu đả, gây rối trật tự công cộng và cố tình hành hung người khác, Hạnh cùng 3 người bạn bị bắt và nhận mức án cho mỗi gã 2,5 năm tù giam. Năm 2003 sau khi ra tù, Nguyễn Văn Hạnh lại tiếp tục gây rối và đánh lộn. Tiếp tục bị bắt lại vào phân trại 3, trại giam Xuân Lộc (Đồng Nai). Tuy nhiên lần này chỉ là a dua theo đám bạn gây rối nên Hạnh chỉ bị tuyên án 6 tháng tù giam. Lần tái phạm này dường như gã đã thấm với những đêm dài nằm co quắp trong nhà giam. Hạnh kể: “Lúc đó tuổi cũng còn trẻ nhưng thấy mình cứ ra ngoài gây lộn cũng không hay, mỗi lần vào trại là lại thêm một vết đen trong cuộc đời của mình. Nghĩ vậy nên trong tâm trí của tôi dần có sự thức tỉnh”.

Sẵn lòng giúp đỡ người khác

Sau khi thụ án 6 tháng, về lại cộng đồng, Hạnh bị mọi người xa lánh. Ngay đến những người thân trong gia đình cũng nhìn Hạnh với ánh mắt hoài nghi khi bàn về chuyện tương lai. Chính sự mặc cảm đó đã biến anh thành người có nghị lực phi thường, vươn lên không ngừng nghỉ. Hạnh bảo: “Người ta không tin rồi cũng sẽ phải tin thôi. Không ai muốn cho tôi làm xưởng gạch ở gần làng thì tôi làm ra xa vậy”. Từ đó Hạnh luôn nuôi ý chí phải làm ăn lớn để lấy lại danh dự cho mình. Nghĩ là làm, Hạnh thu gom tất cả các khúc gỗ từ xung quanh nhà mình để làm nguyên liệu. Những bộ sản phẩm đầu tay của Hạnh chế tác và đục đẽo ra đời và ngày càng trở nên tinh xảo hơn. Làm mãi đến hai năm sau, Hạnh đã trở thành một tay thợ giỏi. Cùng lúc, phong trào sử dụng các bàn thờ gỗ ngày càng tăng nên Hạnh nghĩ đến việc sản xuất sản phẩm này để bán. Hạnh tự nghĩ, sản phẩm này vật liệu kiếm không khó, sao mình không lập ngay một xưởng nho nhỏ để làm. Có ý tưởng là Hạnh bắt tay vào thực hiện. Sản phẩm làm ra đến đâu, bán được đến đó nên thu nhập của Hạnh cũng khá ổn.

Những người ở địa phương ban đầu cũng không tin tưởng tay nghề của anh, chủ yếu là khách ở xa đến mua. Nhưng rồi họ cũng dần quen khi thấy chất lượng các sản phẩm tôi làm rất công phụ, kỹ càng và giá cả phải chăng . Ông Trần Công Tịnh, người mới mua bộ chạn thờ do Hạnh đóng cho biết: “Đúng là chạn thờ của Hạnh không thua kém bất cứ chạn thờ từ nhiều cửa hàng lớn khác. Hơn nữa hiện nay, Hạnh còn có một mong muốn rất tốt đẹp là sẽ nhận một số người khuyết tật không có điều kiện xin vào các công ty doanh nghiệp khác để làm cho xưởng gỗ của mình”.

Anh Lê Tuấn Hải, một người thợ khuyết tật khác cũng cho biết: “Vào xưởng này rồi không còn phải vạ vật đi bán hàng dạo ngoài đường nữa. Lại còn được học một cái nghề. Những người bị khuyết tật ở chân như tôi rất thích hợp với nghề chạm chỗ, đục đẽo này”. Nguyễn Văn Hạnh luôn muốn giúp người yếu thế vào xưởng của mình

Trần Hoàng

Tags:
  • Tin liên quan
Gần 200.000 sản phẩm nước tinh khiết, 620 khối nước ngọt tiếp tục đến tay người dân Bến Tre, Tiền Giang
Sĩ tử hối hả làm mát cơ thể trước nắng nóng mùa cao điểm ôn thi
Hạnh phúc khi còn mẹ
Giúp sĩ tử làm mát cơ thể để tăng tốc ôn thi dưới “chảo lửa” mùa hè
4 sai lầm làm tủ lạnh dễ hỏng khi sử dụng trong mùa hè
Nhiều hoạt động xã hội của SHB tại Điện Biên
T&T Group trao tặng 5 tỷ đồng hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho người nghèo tỉnh Điện Biên
Nữ bác sĩ bệnh viện K gặp tai nạn hi hữu, nguy cơ bị liệt 2 chân
Ngược biên giới gặp anh nông dân hiến tặng 4.000m2 đất xây trường
Cô gái Lào 'hồi sinh' trên giường bệnh viện Bạch Mai
Hình ảnh ấn tượng tại Lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Bật điều hòa trước hay sau khi đóng cửa?
Chuyện rơi nước mắt sau ngôi mộ 2 chị em người Trung Quốc trôi dạt vào biển Hà Tĩnh
Tài xế và thức uống bổ sung năng lượng luôn đồng hành trong mỗi chuyến đi
Dùng xe cút kít vận chuyển gần 12.000kg lương thực tiếp tế chiến dịch Điện Biên Phủ
Bỏ chứng khoán đầu tư... đồng hồ Rolex
Những khoảnh khắc đáng nhớ tại Giải Golf Lương Văn Can
'Đêm thương hội' trao giải Giải Golf Lương Văn Can: Nhiều giá trị để lại
Chiêm ngưỡng bức tranh Panorama toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ rộng hơn 3.200m2
Sút cân, nuốt vướng, cụ ông 67 tuổi không ngờ mình mắc bệnh hiểm
Xem thêm