Thứ ba, 29/04/2025 15:28     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 01/06/2018 18:39

Giải mã các chỉ số trong kết quả xét nghiệm tinh dịch đồ

Tinh dịch đồ là xét nghiệm cơ bản giúp cung cấp những thông tin chi tiết về tinh trùng trong tinh dịch của nam giới, từ đó cho thấy khả năng sinh sản của họ.

  • Tại sao bạn cần làm xét nghiệm tinh dịch đồ?

Tinh dịch đồ là xét nghiệm cơ bản giúp cung cấp những thông tin chi tiết về tinh trùng trong tinh dịch của nam giới, từ đó cho thấy khả năng sinh sản của họ. Tinh dịch đồ cũng cho giúp làm rõ một số nguyên nhân gây vô sinh nam, từ đó có thể đưa ra phương hướng điều trị phù hợp. Ngoài ra xét nghiệm này cũng giúp bác sỹ chẩn đoán các bệnh lý nam khoa, hay hiệu quả của việc triệt sản nam giới.

tinh-dich-do

Giải mã các chỉ số trong kết quả xét nghiệm tinh dịch đồ (Ảnh minh họa)

-> Những vị thuốc viagra thiên nhiên không phải ai cũng biết

Giải mã các chỉ số trong kết quả xét nghiệm tinh dịch đồ

Sau khi lấy mẫu và xét nghiệm bạn sẽ được trả lại kết quả có các chỉ số về chính mẫu tinh dịch đồ của bạn. Tuy nhiên các chỉ số đó đúng với tiêu chuẩn hay không và nói lên ý nghĩa gì thì chúng ta cần tìm hiểu những điều sau, dưới đây là tiêu chuẩn của WHO (Tổ chức y tế thế giới) quy định về cách đọc xét nghiệm tinh dịch đồ.

Chỉ số bình thường của một kết quả xét nghiệm tinh dịch đồ:

Thời gian ly giải : 15-60 phút

pH tinh dịch: ≥ 7,2

Thể tích tinh dịch: ≥ 1,5ml

Tổng số tinh trùng: ≥ 39 triệu

Mật độ tinh trùng: ≥ 15 triệu/ml

Tỉ lệ di động: PR ≥ 32% hoặc PR+NP ≥ 40%

Hình dạng bình thường: ≥ 04%

Tỉ lệ tinh trùng sống sót: ≥ 58%

Tế bào lạ: ≤ 1 triệu/ml

Ý nghĩa của các chỉ số:

Ly giải: Bình thường tinh dịch sau khi phóng tinh sẽ tự hóa lỏng ở nhiệt độ 37 độ C gọi là sự ly giải (còn gọi là sự hóa lỏng), chủ yếu do các men Fibrinolysin và Aminopeptidase của tiền liệt tuyến gây ra. Bình thường tinh dịch sẽ tự ly giải sau 15-60 phút. Nếu thời gian ly giải>60 phút nên ghi nhận điều này vào bảng kết quả phân tích. Thời gian ly giải lâu hay không ly giải thường do bệnh lý của tiền liệt tuyến.

Màu sắc: Tinh dịch đồ thường có màu trắng sữa. Nếu lâu không xuất tinh có thể ngả vàng, hoặc do viêm nhiễm nam khoa. Tinh dịch màu đỏ có thể do lẫn máu do tổn thương trong đường sinh dục- tiết niệu.

PH: Đo bằng giấy chỉ thị màu, PH bình thường trong khoảng 7.2-8. PH bất thường dưới 7 thường gặp trong trường hợp tinh trùng quá ít hay không có tinh trùng có thể do tắc hoặc không có ống dẫn tinh hai bên.

Thể tích: Được tính bằng ml,bình thường thể tích tinh dịch ≥ 1,5ml. Thể tích tinh dịch thấp có thể do tắc ống phóng tinh, bất sản túi tinh, xuất tinh ngược dòng. Thể tích tinh dịch quá nhiều từ 5ml trở lên có thể do viêm tuyến tiền liệt hoặc viêm túi tinh.

Tổng số tinh trùng: Tổng số tinh trùng trong một lần xuất tinh có liên quan đến khả năng có thai. Nếu tổng số tinh trùng quá ít thì khả năng tinh trùng sống sót để di chuyển tới vòi trứng sẽ không cao,khiến khả năng thụ thai kém.Tổng số tinh trùng chuẩn phải ≥ 39 triệu.

Sự di động: Bình thường tinh trùng khi xuất vào trong âm đạo cần có sự di chuyển để vượt qua cổ tử cung, tử cung, rồi mới đến vòi trứng và gặp trứng ở đó để thụ thai. Nếu tinh trùng không di chuyển được, chúng sẽ mãi đứng yên ở âm đạo, chứ không thể tiến sâu vào trong để gặp trứng và thụ thai. Đó cũng là một trong các nguyên nhân phổ biến gây vô sinh ở nam giới.

Tỷ lệ sống: Nếu một mẫu tinh dịch đồ có tỷ lệ tinh trùng sống quá thấp sẽ cho thấy tinh trùng khó thụ thai được, thường do các bệnh lý ở tinh hoàn, mào tinh hay túi tinh. Tỉ lệ tinh trùng sống bình thường ≥ 58%.

Tế bào lạ: Bình thường trong một mẫu tinh dịch có thể có bạch cầu với số lượng cho phép dưới 1 triệu/ml. Nếu chỉ số bạch cầu cao có thể có nhiễm khuẩn xảy ra. Vi khuẩn và vi sinh vật bình thường không có trong tinh dịch, nhưng nếu có với số lượng lớn biểu hiện tình trạng nhiễm trùng đường sinh dục.

Video:Người phụ nữ Anh mang thai đứa con thứ 21

Phương Vũ  
Cụ ông nhập viện do bị hóc thịt bò khi ăn cỗ
Bệnh thủy đậu bao lâu thì khỏi?
Phát hiện ổ rắn trong điều hòa: Xử lý thế nào, làm sao để phòng tránh?
Phát hiện hàng trăm tấn mì chính, hạt nêm, dầu ăn giả: Người tiêu dùng đánh đổi sức khỏe, xói mòn lòng tin
Tai biến mạch máu não: Làm sao để phát hiện bệnh sớm?
Mắc bệnh tình dục do thói quen thường gặp khi hát karaoke
Lầm tưởng “chết người” khi tự chữa bệnh miễn dịch, dị ứng tại nhà
Xăm rồng phượng kín tay, chưa kịp 'ngầu' nam thanh niên đã vội nhập viện
Hơn 500 cán bộ y tế thảo luận về dinh dưỡng cho người bệnh ung thư
Giá đắt cho 60 phút làm đẹp cấp tốc tại spa chui
Nhập viện nguy kịch sau khi uống 38 viên thuốc huyết áp
Cần Giờ sắp có bệnh viện theo tiêu chuẩn y tế hàn lâm hàng đầu Hoa Kỳ
Cách chữa viêm phế quản bằng đông y, mẹo dân gian
Nhận biết nấm kim châm tẩm chất độc formaldehyde nhờ 5 dấu hiệu điển hình
90% ung thư phổi xuất phát từ thói quen nhiều người mắc phải
Trẻ ăn cơm sớm có tốt không, bao nhiêu tháng cần cho ăn dặm?
Mẹ bầu mắc sởi nguy hiểm thế nào, có lây cho thai nhi không?
Tế bào gốc: “Công tắc” bật lại tuổi xuân bạn chưa từng thử?
Bà bầu 8 tháng thoát chết nhờ... ChatGPT
Chuyên gia cảnh báo món ngon không nên ăn quá 1 lần mỗi tuần
Xem thêm