Thứ tư, 07/05/2025 11:54     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 07/05/2025 05:00

Gần 300 người cấp cứu khi tham gia Đại lễ Vesak: Làm gì để tránh say nắng khi tham gia sự kiện ngoài trời?

Vào mùa hè, đặc biệt trong những ngày nắng nóng cao điểm nền nhiệt độ tăng cao, sức nóng từ ánh nắng mặt trời tác động tới cơ thể có thể gây ra say nắng, say nóng.

Những ngày qua, Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 diễn ra tại TP Hồ Chí Minh đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và phật tử ở mọi miền đất nước. Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của Đại lễ Vesak, trong 2 ngày 3-4/5, hàng chục ngàn người đã có mặt tại chùa Thanh Tâm (huyện Bình Chánh) để chiêm bái xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni – bảo vật quốc gia Ấn Độ được tôn trí tại đây.

Tuy nhiên, với thời tiết nắng nóng, dòng người xếp hàng dài đã dẫn đến nhiều trường hợp bị sốc nhiệt, say nắng và mệt lả. Theo Sở Y tế TPHCM, chỉ trong 2 ngày đầu diễn ra các hoạt động, các y, bác sĩ của Trung tâm Cấp cứu 115 và các bệnh viện thành phố đã kịp thời cấp cứu cho 278 trường hợp, chuyển viện 7 trường hợp.

Trong những ngày tới, các hoạt động của Đại lễ Vesak sẽ tiếp tục diễn ra tại nhiều địa phương trên cả nước. Vì vậy, phật tử và người dân khi tham gia chiêm bái cần chú ý chăm sóc sức khỏe, trang bị kiến thức cơ bản về sơ cứu say nắng, say nóng, đặc biệt trong những ngày hè nắng nóng gay gắt.

Ảnh minh họa

Say nắng nguy hiểm thế nào?

Khi thân nhiệt tăng sẽ dẫn tới tăng quá trình đào thải mồ hôi làm cơ thể mất một lượng nước và chất điện giải (muối) lớn, hiện tượng này nếu không được bù kịp thời sẽ dẫn tới hậu quả giảm khối lượng tuần hoàn gây trụy tim mạch, rối loạn chất điện giải nặng có thể gây tử vong. Một yếu tố nguy cơ nữa khi nhiệt độ cơ thể tăng cao sẽ gây rối loạn hoạt động chức năng của rất nhiều cơ quan như tim mạch, hô hấp, thần kinh...

Người bị say nắng, say nóng nếu không được xử lý kịp thời có thể gây tổn thương cho tế bào thần kinh trung ương (tế bào não) và các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể. Ngoài ra, say nắng say nắng này sẽ dẫn tới hậu quả làm giảm khối lượng tuần hoàn gây trụy tim mạch, rối loạn chất điện giải nặng và có thể gây tử vong nếu cấp cứu không kịp thời.

Cách sơ cứu ban đầu khi bị say nắng, say nóng

Khi bị say nắng hoặc say nóng, nếu được phát hiện sớm và xử trí kịp thời, người bệnh có khả năng hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu cấp cứu chậm trễ, tình trạng này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như tổn thương não, suy đa cơ quan, thậm chí tử vong.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, khi phát hiện người có dấu hiệu say nắng, say nóng như da đỏ, thân nhiệt tăng cao, lú lẫn, thở nhanh, mạch yếu hoặc mất ý thức, cần lập tức thực hiện các bước sơ cứu khẩn cấp. Trước tiên, cần gọi ngay xe cấp cứu và tìm người hỗ trợ. Trong lúc chờ đợi, phải đưa người bệnh ra khỏi môi trường oi bức, chuyển đến nơi thoáng mát, râm hoặc có điều hòa, đồng thời cởi bỏ bớt quần áo để cơ thể dễ thoát nhiệt.

Tiếp theo, tiến hành làm mát cơ thể bằng nhiều cách: có thể sử dụng nước ấm lau khắp người bệnh, sau đó dùng quạt để tăng quá trình bốc hơi, hoặc chườm lạnh tại các vị trí có mạch máu lớn như cổ, nách, bẹn để giúp giảm thân nhiệt nhanh chóng. Nếu có điều kiện, cần hỗ trợ hô hấp và tuần hoàn cho người bệnh bằng cách thở oxy, truyền dịch qua đường tĩnh mạch hoặc thông khí hỗ trợ nếu có chỉ định từ nhân viên y tế. Khi vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện, nên dùng xe có điều hòa hoặc mở cửa sổ để đảm bảo thông thoáng, tránh làm thân nhiệt tăng trở lại trong quá trình di chuyển.

Việc xử trí đúng cách và kịp thời không chỉ giúp cứu sống người bệnh mà còn hạn chế tối đa các di chứng lâu dài do sốc nhiệt gây ra.

Cách phòng say nắng, say nóng trong mùa hè

Để phòng tránh say nắng, say nóng trong những ngày hè oi bức, người dân cần chủ động áp dụng các biện pháp bảo vệ sức khỏe. Trước hết, nên bổ sung các loại nước trái cây giúp giải nhiệt cơ thể, đồng thời duy trì thói quen uống đủ nước ngay cả khi chưa cảm thấy khát.

Khi phải hoạt động dưới trời nắng gắt, cần uống nước thường xuyên, có thể sử dụng dung dịch oresol hoặc nước pha muối loãng để bù điện giải, tránh các loại nước ngọt có ga và đồ uống tăng lực vì dễ gây mất nước thêm.

Khi ra ngoài trời, cần che chắn cơ thể cẩn thận bằng cách mặc quần áo rộng rãi, nhẹ, màu sáng, đội mũ rộng vành, đeo kính râm và sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên để bảo vệ da. Đặc biệt, nên hạn chế làm việc quá lâu dưới trời nắng hoặc trong môi trường nhiệt độ cao; nếu bắt buộc phải làm việc, cần nghỉ ngơi định kỳ mỗi 45 phút đến 1 giờ và chọn nơi thoáng mát để hạ nhiệt cơ thể trong khoảng 10–15 phút.

Trang bị đầy đủ các thiết bị chống nắng như quần áo bảo hộ, mũ bảo hộ, nón rộng vành, kính râm… cũng là điều cần thiết khi lao động ngoài trời. Ngoài ra, sau khi vừa đi nắng về, do cơ thể còn đổ nhiều mồ hôi và thân nhiệt cao, tuyệt đối không nên tắm ngay vì có thể gây thay đổi thân nhiệt đột ngột, dẫn đến nguy cơ đột quỵ.

Vào mùa hè, chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng. Người dân nên tăng cường ăn các loại thực phẩm có tính mát, giàu kali như rau đay, mồng tơi, rau má, cà chua... và mặc quần áo thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi để cơ thể được điều hòa nhiệt độ tốt hơn. Đặc biệt, cần tuyệt đối tránh để trẻ em hoặc bất kỳ ai trong xe hơi đóng kín, tắt máy trong thời tiết nắng nóng, vì điều này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng chỉ sau vài phút.

Phương Anh  
Bí quyết giữ gìn hạnh phúc hôn nhân của phụ nữ hiện đại
Lãnh hậu quả sau 1 tuần trị mụn bằng nước cốt chanh
Giảm run tay chân bằng thảo dược: Giải pháp để sống khỏe
Tỉnh thành nào có mức chênh lệch giới tính cao nhất cả nước?
Gần 300 người cấp cứu khi tham gia Đại lễ Vesak: Làm gì để tránh say nắng khi tham gia sự kiện ngoài trời?
Mất cân bằng giới tính khi sinh: Thách thức nhân khẩu học, đe dọa ổn định xã hội
Rộ thông tin ho thật mạnh giúp cứu nguy khi đột quỵ: Chuyên gia tim mạch nói thế nào?
Diễn biến mới nhất sự việc 'nộp đủ tiền mới cấp cứu' tại Nam Định: Bệnh viện nhận trách nhiệm, đình chỉ công tác nhân viên
Tiểu đêm nhiều lần – Dấu hiệu cảnh báo chức năng thận kém
Hội KHHGĐ tỉnh Bình Dương cung cấp hơn 2.400 lượt dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ
Nhập viện gấp sau 30 năm 'tránh' điều trị viêm gan B
5 bất thường ở tay chân cảnh báo tắc nghẽn mạch máu
Báo động đuối nước trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5: Làm gì để phòng chống đuối nước dịp hè này?
Bệnh viện ĐK tỉnh Nam Định nói gì khi bị 'tố' yêu cầu đóng đủ viện phí mới cấp cứu cho cháu bé tai nạn?
Loét thực quản vì thói quen bẻ thuốc cho dễ uống
Bé gái 7 tuổi nguy kịch từ một vết thương không ngờ
Đặt vòng tránh thai vẫn có bầu: Lời cảnh báo không nên bỏ qua
Nhập viện gấp sau 1 lần 'lỡ dại'
Ăn muối hay mì chính gây hại sức khỏe hơn?
20 tuổi bị huyết áp cao, nguyên nhân do đâu?
Xem thêm