Thứ bảy, 28/09/2024 05:16     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 03/06/2024 15:38

6 bước quản lý lượng đường máu trong mùa nắng nóng

Làm theo các cách này, người bệnh hoàn toàn có thể theo dõi đường huyết tại nhà mà không cần phải đến các cơ sở y tế.

Nắng nóng kéo dài không chỉ gây khó khăn cho hoạt động bình thường mà còn có thể gây ra tình trạng sức khỏe ở một số người, chẳng hạn như lượng đường trong máu cao. Ngoài ra, có thể gây đột quỵ do nhiệt, làm trầm trọng thêm các bệnh về tim và gây huyết áp cao. Nhiệt độ nắng nóng của ngày hè đỉnh điểm còn ảnh hưởng đến lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường rất khó kiểm soát và dễ dàng mất nước.

quan ly luong duong trong mau

Cách để điều chỉnh lượng đường trong máu một cách tự nhiên giữa đợt nắng nóng (Ảnh minh họa)

Theo dõi lượng đường trong máu

Một bệnh nhân tiểu đường phải luôn theo dõi lượng đường trong máu. Đây là cách có thể tránh được ảnh hưởng trong mùa hè cao điểm, đặc biệt nếu phải ở ngoài trời nhiều giờ hoặc công việc cần lao động dưới ánh nắng trực tiếp.

Giữ nước cho cơ thể

Bí quyết để giữ gìn sức khỏe qua đợt nắng nóng và kiểm soát lượng đường trong máu là giữ nước. Bạn có thể giữ nước bằng cách uống nhiều nước ép trái cây tươi, ăn trái cây và nước dừa non. Tuy nhiên, hãy đảm bảo không uống nước trái cây có chứa đường nhân tạo vì điều đó sẽ làm tăng lượng đường trong máu.

Bảo vệ làn da tiếp xúc dưới ánh nắng mặt trời

Một trong những lý do đằng sau lượng đường trong máu tăng đột biến là căng thẳng mãn tính. Căng thẳng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, một trong số đó là các vấn đề về da do tiếp xúc với nhiệt độ cao. Cháy nắng hoặc phát ban là hiện tượng rất phổ biến trong mùa hè, không những vậy nó còn khiến bạn căng thẳng và ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Hãy đảm bảo làn da của bạn được bảo vệ và mức độ căng thẳng ở mức thấp.

Cân bằng chế độ ăn uống

quan ly luong duong trong mau 1

Ảnh minh họa

Sóng nhiệt có xu hướng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự thèm ăn, có thể sẽ ăn quá nhiều hoặc không ăn gì cả ngày. Cả hai đều không tốt cho sức khỏe và có thể dẫn đến lượng đường trong máu tăng đột biến. Vì vậy, hãy đảm bảo thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng, ăn đủ bữa và ăn thức ăn nhẹ, dễ tiêu hóa.

Ở trong nhà hoặc trong bóng râm

Không nên phơi mình quá nhiều dưới ánh nắng trực tiếp, hãy ở trong bóng râm hoặc chọn ở trong nhà. Nếu ra ngoài hãy che chắn cẩn thận từ mũ, áo dài tay hoặc sử dụng kem chống nắng. Tuy nhiên, không nên ra đường khi nắng nóng đỉnh điểm.

Mang theo bộ dụng cụ trị tiểu đường

Nếu bị tiểu đường phải luôn mang theo một bộ dụng cụ. Bộ dụng cụ này phải chứa tất cả các vật dụng cần thiết như viên glucose hoặc gel, đồ ăn nhẹ, insulin, ống tiêm hoặc bút insulin, máy đo đường huyết và thông tin liên lạc khẩn cấp.

-> Điều gì xảy ra khi cơ thể kháng insulin?

Hoàng Ly  
Bệnh gút: Các giai đoạn tiến triển và cách điều trị
Những người giàu nhất thế giới chữa bệnh ở đâu?
Top các phương pháp điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả
Sau nhiều ngày mưa lớn, kiểm tra ngay 4 vị trí trong nhà tránh rước bệnh vào người
Việt Nam cần sớm đối phó với “đại dịch” thuốc lá mới
Sai lầm trong điều trị khiến dịch bệnh dễ bùng phát trong mùa bão lũ
Ứng dụng và sản phẩm tế bào có tiềm năng phát triển tại Việt Nam
Bảng giá tiêm phòng cho bà bầu mới nhất 2024
Suy giảm thính lực - Nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp
Giá tiêm vắc xin HPV là bao nhiêu, cần tiêm bao nhiêu mũi?
Ngộ độc, nguy cơ ung thư do thói quen uống quá nhiều nước mỗi ngày
Lịch tiêm chủng cho trẻ em từ 0 – 12 tuổi năm 2024 theo chuẩn của Bộ Y tế
Bảng giá tiêm chủng VNVC mới nhất năm 2024
Mệt mỏi sau cuộc 'yêu': Bình thường hay bất thường?
Kiểm soát suy thận độ 1 do sỏi thận, suy thận cấp
Thực phẩm mua từ siêu thị có cần rửa trước khi chế biến không?
Cách giảm đường huyết từ 13 về 6.6mmol/l chỉ sau 3 tháng
Thực hư bổ sung vitamin tổng hợp làm tăng nguy cơ tử vong
Hút chân không thực phẩm cứu trợ lũ lụt dễ sinh vi khuẩn cực độc
2 mẹ con cùng mắc ung thư sau thời gian dùng khung lốp xe ô tô làm bếp nướng
Xem thêm