Thứ sáu, 18/07/2025 12:45     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 01/10/2022 19:00

Đợi kinh tế ổn định mới sinh con, “chết lặng” khi bác sĩ đọc kết quả khám

Kết hôn 5 năm, bỗng một ngày chị Dương thấy không có kinh nguyệt, vui mừng nghĩ mình đã có thai. Ai ngờ khi đi khám, chị như “chết lặng” sau khi nhận kết quả.

Suy buồng trứng khi tuổi còn quá trẻ

Chị Nguyễn Ánh Dương (30 tuổi, Giám đốc kinh doanh tại Hà Nội) chia sẻ, sau khi lập gia đình, chị và chồng xác định sẽ tập trung cho sự nghiệp ổn định rồi mới tính chuyện sinh con. Cuối cùng sau 5 năm kết hôn, khi kinh tế dư dả, công việc thuận lợi, anh chị nghĩ mới đến việc “thả” để sinh con đầu lòng.

Nhưng một ngày chị Dương nhận thấy mình không còn kinh nguyệt nữa. Lúc đầu chị nghĩ rằng mình đã mang thai nên vui mừng ra mặt. Nhưng khi kiểm tra chị phát hiện ra rằng mình bị suy buồng trứng và khó có thể làm mẹ.

Chia sẻ về trường hợp của chị Dương, Ths.BS Phan Chí Thành - Chánh văn phòng Trung tâm đào tạo và Chỉ đạo tuyến - Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, bệnh nhân bị suy giảm buồng trứng sớm tuổi đôi mươi, gần như không còn khả năng làm mẹ. Kết quả xét nghiệm nồng độ AMH và siêu âm đếm số nang noãn thứ cấp trên 2 buồng trứng gần như không còn.

dau-hieu-tien-man-kinh-som-3

Ảnh minh họa

Suy giảm dự trữ buồng trứng cũng như chất lượng trứng là nguyên nhân vô sinh thường gặp ở phụ nữ sau 35 tuổi, đặc biệt thường gặp ở độ tuổi 40-50. Ngày nay, nhiều phụ nữ tuổi 30, thậm chí mới hơn 20 đã bị suy buồng trứng chưa rõ nguyên nhân.

Trên thế giới, khoảng 9 - 24% phụ nữ bị suy giảm buồng trứng trong số trường hợp cần hỗ trợ sinh sản. Ở Việt Nam, hiện không có thống kê tỷ lệ người bị suy giảm buồng trứng. Tuy nhiên gần đây bệnh viện tiếp nhận nhiều bệnh nhân hơn so với những năm trước.

"Đa phần họ đến bệnh viện khám vì rối loạn kinh nguyệt, kết hôn lâu không có con, hoặc đã có một con muốn sinh con thứ hai nhưng không thể thụ thai", bác sĩ Thành nói.

Phụ nữ suy buồng trứng thường bị vô kinh hoặc ra máu không đều, rối loạn kỳ kinh, thường xuyên mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, mất ngủ, dễ kích động, khó tập trung tư tưởng, đau khi quan hệ tình dục, âm đạo khô. Nhiều trường hợp giảm ham muốn tình dục, luôn né tránh chuyện giường chiếu, mất khả năng sinh sản, rối loạn tiết niệu...

tinh yei

Ảnh minh họa

Nguyên nhân, cách khắc phục

Nguyên nhân suy giảm buồng trứng có thể do gene, tốc độ thoái hóa các nang trứng diễn ra rất nhanh, bệnh phụ khoa, đặc biệt là ung thư phụ khoa phải điều trị hóa chất xạ trị. Tuổi của người phụ nữ càng cao thì dự trữ buồng trứng càng thấp.

Lối sống không lành mạnh, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích, thường xuyên thức khuya, gặp nhiều căng thẳng, stress, giảm cân quá mức cũng là yếu tố nguy cơ.

"Không có cách nào phục hồi hoạt động bình thường của buồng trứng. Để có con, rất nhiều phụ nữ đã phải đi xin trứng. Do đó lựa chọn phòng sẽ hơn chống, chị em phụ nữ sau 30 có thể cần phải cân nhắc trữ đông trứng để tránh suy buồng trứng sau này", bác sĩ nói.

Qua trường hợp của bệnh nhân trên, bác sĩ Thành khuyên những cặp đôi đã lấy nhau nếu trì hoãn việc sinh con vì bất cứ lý do nào đó cũng nên đi khám sức khỏe sinh sản trước quyết định quan trọng. Bác sĩ hỗ trợ sinh sản sẽ tư vấn quyết định sinh sản mang thai hay trì hoãn việc sinh sản.

Đối với các trường hợp có nguy cơ suy buồng trứng sớm, các bác sĩ sẽ tư vấn bệnh nhân mang thai hoặc trữ đông trứng sớm nhất có thể. Bên cạnh đó nếu bệnh nhân bị mãn kinh sớm trước tuổi 45 bắt buộc phải điều trị nội tiết tố thay thế để thể không bị lão hoá sớm.

Hiện nay, xu hướng phụ nữ lập gia đình rất muộn từ 35 tuổi trở đi. Bác sĩ Thành khuyên nếu chị em có ý định này nên đi khám phụ khoa để xem chất lượng trứng của mình còn tốt hay không. Với những phụ nữ có kinh tế muốn bảo tồn khả năng sinh sản có thể chọn phương án trữ trứng.

Kim Ngân  
Khoa học bác bỏ 10 quan niệm truyền miệng từng khiến thai phụ khổ sở
5 lần chia tay bạn gái vì 'chuyện khó nói của quý ông'
Kỳ kinh bất thường “tố cáo” 8 bệnh phụ khoa nghiêm trọng
'Cha già con cọc' đúng không, nam giới sinh con ở tuổi nào tốt nhất?
3 thời điểm “vàng” để khám sức khỏe sinh sản cho nữ giới
Cưới 2 năm vẫn không thể 'động phòng' do một điều khó nói
Các nước trên thế giới làm gì để tăng tỷ lệ sinh?
'Yêu' bao nhiêu lần mỗi tuần để tốt cho sức khỏe?
Mang thai vị thành niên gây tử vong hàng đầu đối với trẻ em gái 15 - 19 tuổi
Vượt qua mãn kinh nhẹ nhàng khi nhận diện sớm 5 triệu chứng
5 năm kết hôn, lần đầu được làm mẹ sau nhiều lần 'mất con'
Phụ nữ TP. HCM sinh đủ hai con trước 35 tuổi được hỗ trợ 3 triệu đồng
Bé gái nặng hơn 3 kg được sinh ra trong bọc ối còn nguyên vẹn
Tỉnh thành nào có mức chênh lệch giới tính cao nhất cả nước?
Mất cân bằng giới tính khi sinh: Thách thức nhân khẩu học, đe dọa ổn định xã hội
Hội KHHGĐ tỉnh Bình Dương cung cấp hơn 2.400 lượt dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ
Sản phụ 33 tuổi bị biến chứng sản khoa 100.000 người chỉ hơn chục người mắc
Mẹ bầu mắc sởi nguy hiểm thế nào, có lây cho thai nhi không?
Sản phụ tuần 32 bị tiền sản giật nặng, vỡ òa niềm vui làm mẹ
Tuần lễ Vàng – Ươm mầm hạnh phúc 2025: Cơ hội vàng cho giấc mơ 'tìm con yêu'
Xem thêm