Thứ tư, 15/05/2024 22:27
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 11/04/2019 10:01

Có nên truyền đạm khi chán ăn, mệt mỏi không?

Truyền đạm có thể gây ra những tai biến khó lường. Nguy hiểm nhất là bệnh nhân bị sốc phản vệ và tử vong ngay sau đó.

Mệt mỏi, chán ăn thì đi truyền đạm là sai lầm chết người

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội vừa ra quyết định đình chỉ hoạt động khám, chữa bệnh của Phòng khám chuyên khoa Nội (Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội) về vụ việc bệnh nhân tử vong ngày 7/4 tại đây.

Cụ thể, theo VnExpress, tối 7/4 người phụ nữ đến phòng khám Kết Châu để khám do mệt mỏi. Cô được bác sĩ Dương Văn Kết (chủ phòng khám) chỉ định truyền dịch. Sau khi truyền một chai nước muối Natri Clorit, bệnh nhân được truyền đạm, 10 phút sau có biểu hiện sốc, tím tái. Bác sĩ đã rút dây truyền và thực hiện cấp cứu, gọi 115 hỗ trợ nhưng bệnh nhân đã tử vong.

Ông Nguyễn Quang Trung, Trưởng phòng Quản lý hành nghề y dược tư nhân, Sở Y tế Hà Nội, cho biết nạn nhân là Phan Thị H. (sinh năm 1986, quê Thừa Thiên Huế), làm công nhân may và sinh sống ở khu vực Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội. "Nguyên nhân ban đầu là sốc phản vệ sau khi truyền đạm", ông Trung thông tin.

truyen-dam-giadinhvietnam

Không nên lạm dụng, tự ý truyền đạm, truyền dịch khi bị chán ăn, mệt mỏi (Ảnh minh họa: Internet)

GS.TS, bác sĩ Phạm Gia Khải, nguyên Viện trưởng Viện tim mạch Việt Nam cảnh báo nhiều người Việt khi bị mệt mỏi, ăn kém thường nghĩ tới việc đi truyền nước, truyền đạm. Đây là một thói quen rất nguy hiểm, thậm chí phải trả giá bằng tính mạng.

"Truyền đạm có thể gây ra những tai biến về tiêm truyền khó lường trước được. Nguy hiểm nhất là bệnh nhân bị sốc phản vệ và tử vong ngay sau đó", GS Khải cho hay.

Theo GS Khải, tụt huyết áp không phải là bệnh mà là hậu quả của các bệnh khác. Lúc này, truyền đạm cho bệnh nhân khi không xác định được nguyên nhân rất nguy hiểm. Do đó, trong trường hợp bị tụt huyết áp tương tự nữ công nhân trên, tuyệt đối người dân không tự ý tiêm truyền.

Lý giải thêm về nguyên nhân gây ra tụt huyết áp, GS Khải cho biết đây là hậu quả của các căn bệnh làm cho tim bị co bóp yếu đi do mất nước, mất máu, bệnh tim, mạch vành, suy tim…

Do đó, bác sĩ phải tìm ra nguyên nhân để điều trị thay vì lạm dụng truyền đạm. Nếu tụt huyết áp do bệnh tim tái phát thì cần phải điều trị bệnh tim; tụt huyết áp do choáng mất máu cần phải chữa mất máu. Trường hợp tụt huyết áp do nguyên phát, bệnh nhân cần đi khám và sẽ có chỉ định truyền dịch rất khắt khe.

"Trái tim có 3 lớp trong, giữa, ngoài. Bất cứ lớp nào bị tổn thương hay cả hệ thống tuần hoàn bị tổn thương đều có thể gây tụt huyết áp. Chúng ta cần xem nguyên nhân gây ra tụt huyết áp để đánh giá mức độ nguy hiểm. Nếu tụt huyết áp không bị choáng váng, không bị ngất, không cần thiết phải can thiệp. Nhưng trường hợp tụt huyết áp choáng váng, ngất thì cần phải xem nguyên nhân tại sao để can thiệp kịp thời”, GS Khải nói.

Những lưu ý khi truyền dịch

Theo bác sĩ chuyên khoa, những bệnh nhân sau nên cẩn thận khi truyền dịch:

1. Bệnh nhân lớn tuổi, có độ lọc thận yếu, bệnh nhân tim mạch hay có bệnh lý về não khi truyền dịch chứa chất điện giải.

2. Trẻ bị sốt không được truyền muối, đường vì những chất này đi vào cơ thể sẽ làm tăng áp lực lên sọ, tăng phù não.

3. Bệnh nhi viêm phổi không nên truyền dịch vì dịch truyền làm tăng gánh nặng cho phổi, tim. Bệnh nhi viêm não, viêm màng não, cơ chế chọn dịch truyền phải theo địa chỉ của bác sĩ.

-> Đo huyết áp thời điểm nào trong ngày để có kết quả chính xác nhất?

Video: Sức khỏe nghệ sĩ Lê Bình chuyển biến xấu vì mang trọng bệnh (Nguồn: Vietnamnet)

Phương Vũ (T/h)  
Gợi ý 10 set đồ đi du lịch trẻ trung, nổi bật của mỹ nhân Việt
5 loại rau củ giúp giải nhiệt tự nhiên, thanh lọc cơ thể vào mùa hè
6 thói quen hàng ngày khiến chứng lo âu tồi tệ hơn
Điều gì xảy ra với cơ thể khi tiêu thụ quá nhiều muối?
Cẩn trọng đột quỵ - căn bệnh nguy hiểm ai cũng dễ mắc
Lợi ích 'vàng' của BHA trong chu trình chăm sóc da
4 lý do đàn ông lười “yêu”
Những mẹo làm đẹp dân gian tuyệt đối không nên thử
Những rủi ro “khôn lường” khi ăn hàu sống
Loại lá quốc dân này chính là 'kem chống nắng tự nhiên'
Công dụng chữa “bách bệnh” của rau diếp cá
Điều gì xảy ra với cơ thể khi bổ sung quá nhiều chất xơ mỗi ngày?
Hè nắng nóng, đừng bỏ qua món ăn từ mướp đắng vừa bổ dưỡng, vừa thanh nhiệt
Bị lạc nội mạc tử cung nên và không nên ăn gì?
5 đồ uống buổi sáng giúp kiểm soát huyết áp mà không cần thuốc
Nhiều người ngáy to nhưng tỉnh dậy vẫn một mực phủ nhận, vì sao vậy?
Nhầm lẫn tai hại trong tiệm spa
9 bước cần thực hiện để xây dựng một lối sống lành mạnh
Công thức diện áo thun trẻ trung dành cho phụ nữ U40+
Biết 5 tác dụng này sẽ hiểu vì sao nhiều người uống nước dừa mỗi ngày
Xem thêm