Chủ nhật, 24/11/2024 06:00     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 25/01/2019 14:02

Cô gái từng không có tử cung sinh con

Em bé sinh non ở tuần thứ 34 bằng phương pháp mổ nhưng khỏe mạnh và nặng 2 kg, dài 48 cm.

Theo South China Morning Post, Yang Hua, 26 tuổi, sinh con tại Bệnh viện Xijing thuộc thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây vào ngày 20/1. Mặc dù sinh non ở tuần thứ 34, bé trai vẫn nặng 2 kg và có chiều dài 48 cm.

Từ khi sinh ra, Yang Hua đã không có tử cung trong khi buồng trứng vẫn hoạt động bình thường. Vào năm 2015, cô được mẹ đẻ hiến tặng tử cung. Mẹ của Yang, giấu tên, cho biết bà sẵn sàng từ bỏ quyền lợi của mình để con gái có cuộc sống trọn vẹn hơn.

Ca ghép tử cung được thực hiện bởi một nhóm gồm 38 chuyên gia do Chen Biliang, trưởng khoa phụ khoa và sản khoa tại Bệnh viện Xijing đứng đầu. Trước đó, Yang đã trải qua cuộc phẫu thuật tạo hình âm đạo và 14 phôi nuôi cấy từ trứng đông lạnh của cô được sử dụng sau đó.

sinh-con

Bé trai nặng 2 kg chào đời khỏe mạnh bằng phương pháp sinh mổ. Ảnh: Scmp.

Ở lần thử thứ 5 sau khi cấy một trong những phôi thai vào tử cung mới của mình, Yang thông báo mình đã có thai vào mùa hè năm ngoái.

Các bác sĩ đã chọn phương pháp sinh mổ để giảm áp lực cho tử cung của Yang. Bé trai, hiện được chăm sóc trong lồng ấp, là em bé đầu tiên ở Trung Quốc được sinh ra từ tử cung cấy ghép và là trường hợp thứ 14 trên thế giới.

Các bác sĩ sau đó đã kiểm tra xem liệu có cần phải cắt bỏ tử cung cấy ghép sau khi Yang sinh con hay không để cô không phải sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.

Nhưng trong khi sinh mổ, họ nhận thấy tử cung vẫn hoạt động tốt hơn cả mong đợi và quyết định vẫn giữ nó. Yang hiện cân nhắc có nên sinh em bé thứ 2 hay không.

Bác sĩ Chen cho biết bước đột phá này của nhóm nghiên cứu sẽ mở ra tương lai, hy vọng cho những phụ nữ khác gặp phải tình trạng tương tự.

Nhóm nghiên cứu đã thực hiện ca ghép tử cung thành công thứ hai cho một phụ nữ 29 tuổi ở Quảng Đông vào tháng 12/2017. Người nhận, cũng được hiến tử cung từ mẹ ruột 51 tuổi, đang cố gắng mang thai thông qua quá trình điều trị sinh sản tại bệnh viện.

-> Thiết bị thông minh giúp các bà mẹ mang thai theo dõi em bé

Video: Cách làm ổ cho trẻ sơ sinh

Theo Zing  
IVF thất bại có nên làm lại, kinh phí như thế nào?
Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?
Bệnh chàm có khỏi không, chữa đâu cho chuẩn?
Trên 60 tuổi nên duy trì thể dục hàng ngày nhưng tránh 6 động tác
Truy cập Internet tốc độ cao tăng nguy cơ béo phì
5 vật dụng trong nhà dễ trở thành 'ổ chứa' chất gây ung thư
4 cách phòng ngừa đột quỵ não mùa lạnh ai cũng cần biết
Mù mắt sau 1 đêm do thói quen nhiều người mắc
Cách cải thiện suy tim tại nhà an toàn, hiệu quả
3 người trong gia đình cùng bị nhiễm nấm da từ mèo hoang
Chữa khỏi bệnh nấm móng bằng cách nào?
Chuyên gia VinFuture “mổ xẻ” nguyên nhân đột quỵ ngày càng trẻ hóa
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Lạc nội mạc tử cung mang thai được không?
Kết hợp chặt chẽ viện - trường, đổi mới đào tạo bác sĩ nội trú để nâng chất lượng nhân lực y tế
Bí quyết hết đau lưng do gai cột sống của cô Miện
Gian nan căn bệnh 10 phụ nữ có 1 người mắc, 'cản bước' hành trình làm mẹ
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Xem thêm