Chỉ vài thao tác đơn giản, bạn có thể đầy lùi cúm không cần thuốc
Thời tiết giao mùa nắng mưa thất thường khiến cơ thể rất dễ mắc cảm cúm. Ngoài uống thuốc, 9 mẹo điều trị cảm cúm tự nhiên dưới đây sẽ giúp bạn nhanh khỏi bệnh.
Uống nhiều nước nóng
Uống nhiều nước nóng có thể làm giảm ho và dịu những cơn đau họng (Ảnh minh họa)
Uống nước nóng là phương pháp tưởng chừng như chẳng có hiệu quả gì, nhưng thực chất lại mang đến rất nhiều công dụng tuyệt vời đối với việc trị cảm lạnh như làm tan đờm, giảm ho và làm dịu cơn đau họng. Bên cạnh đó bạn cũng có thể thêm vài lát gừng hoặc pha mật ong và chanh vào cốc nước nóng để làm tăng hiệu quả trị bệnh.
Súc miệng bằng nước muối
Đây là phương pháp đơn giản nhưng lại đặc biệt hiệu quả trong việc phòng và hỗ trợ điều trị các căn bệnh cảm cúm thông thường. Nước muối giúp sát khuẩn vùng khoang miệng, họng, giảm cơn đau rát do ho khan và hắt hơi nhiều. Bạn nên súc miệng bằng nước muối 2 lần/ ngày để nhanh chóng khỏi bệnh.
Áp dụng chườm nóng hoặc chườm lạnh
Sử dụng chườm nóng hoặc lạnh xung quang xoang tắc nghẽn có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn. Phương pháp chườm khăn nóng có thể làm giảm áp lực phần xoang mũi và làm lớp dịch nhầy trong mũi lỏng. Còn chườm khăn lạnhcó thể khiến các mạch máu ở vùng xoang mũi co lại, giúp giảm đau nhanh chóng.
Dùng tinh dầu
Dùng tinh dầu có thể làm giảm những cơn đau ở mũi (Ảnh minh họa)
Các loại tinh dầu như: dầu tràm, bạc hà hay bạch đàn,... có tác dụng rất tốt trong việc phòng và điều trị cảm lạnh thông thường. Bạn chỉ cần thoa một chút tinh dầu vào vùng dưới mũi sẽ giúp thông mũi và làm giảm bớt cơn đau ở mũi. Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh cảm cúm bạn có thể thoa tinh dầu vào lòng bàn chân, thái dương hoặc tắm với nước ấm có hoà một vài giọt tinh dầu.
Ăn uống đủ chất
Khi bị cảm cúm bạn hãy tăng cường ăn các loại rau, củ, quả, đặc biệt là tỏi và các chế phẩm từ tỏi, cùng một số loại thực phẩm như cam, bưởi, lúa mì, quả óc chó… có chứa khoáng chất Selenium,vitamin C…để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, giúp bạn nhanh chóng khỏi bệnh.
Kê cao gối khi ngủ
Khi nằm xuống, chứng ngạt mũi thường có xu hướng bị nặng hơn. Bởi vậy, kê thêm gối để đầu đặt ở vị trí cao hơn khi ngủ sẽ giúp bạn hít thở dễ dàng và thoải mái hơn, đảm bảo một giấc ngủ ngon hơn cho bạn.
Tắm dưới vòi hoa sen
Tắm nước nóng dưới vòi hoa sen có thể làm dịu các triệu chứng của cảm cúm (Ảnh minh họa)
Tắm nước nóng dưới vòi sen sẽ giúp bổ sung hơi nước, giữ ẩm và thông mũi, khiến việc hít thở trở nên dễ dàng hơn. Bạn tuyệt đối không tắm nước lạnh vì sẽ làm cho nhiệt độ cơ thể giảm đột ngột, khiến tình trạng bệnh xấu đi.
Hạn chế ra ngoài
Thông thường những thay đổi cuả áp suất không khí sẽ càng làm cho tình trạng cảm cúm hoặc cảm lạnh của bạn trở nên trầm trọng hơn. Do đó, lúc này bạn nên hạn chế ra ngoài không khí ít nhất có thể. Trong trường hợp nếu phải đi ra ngoài trời nên đeo khẩu trang và mặc quần áo dài tránh gió lùa.
Xông hơi
Xông hơi là phương pháp dân gian rất hiệu quả trong việc điều trị cảm lạnh, sốt. Bạn có thể dùng một số loại lá để xông hơi khi cảm cúm như: lá chanh, sả, hương nhu, bưởi, tía tô, kinh giới, hoắc hương, quế, gừng, bạc hà, húng chanh, tre, dâu... Tác dụng dược lý của dược thảo kéo theo hơi nước ấm làm giãn mạch ngoại biên. Điều này giúp kích thích tuyến mồ hôi hoạt động, đào thải các chất độc trong cơ thể ra ngoài.
-> Làm thế nào để phòng ngừa cảm cúm cho trẻ?
Xem thêm: Vệ sinh răng miệng đúng cách cho bé