Thứ ba, 07/01/2025 08:23     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 21/07/2019 10:17

Chăm sóc đúng cách cho trẻ bị viêm mũi họng cấp vào mùa hè

Việc nằm điều hòa thường xuyên vào mùa hè khiến trẻ rất dễ bị viêm mũi họng cấp. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Mùa hè nóng nực trẻ nhỏ rất dễ bị viêm họng do ra nhiều mồ hôi, sức đề kháng giảm. Nhiều trẻ mắc bệnh do nằm quạt, điều hòa không đúng cách… Nếu không được điều trị và chăm sóc đúng rất dễ gây biến chứng như viêm amidan, viêm tai, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm hạch mủ... Vì vậy, việc phòng bệnh là vô cùng quan trọng.

Cham sic tre bi viem mui hong cap vao mua he giadinhvietnam (1)

Viêm mũi họng cấp là bệnh thường xảy ra ở trẻ (Ảnh minh họa)

Biểu hiện khi trẻ bị viêm mũi họng cấp

- Chảy nước mũi, ngạt mũi, hắt hơi, đau họng, ho. Lúc đầu ho khan, sau ho có đờm.

- Sốt nhẹ hoặc sốt cao có thể lên đến 39 – 400

- Trẻ quấy khóc, biếng ăn, khó ngủ và thường thở bằng miệng do ngạtmũi. Trẻ có thể thở nhanh hơn bình thường, đôi khi co rút lồng ngực (hay gặp ở trẻ nhỏ, lúc đó có thể tình trạng viêm đã lan xuống đường hô hấp dưới)

- Nôn, đi ngoài phân lỏng.

Cách chăm sóc trẻ bị viêm mũi họng cấp

Vệ sinh mũi họng

- Nếu trẻ mới bị ngạt mũi nhẹ, dịch mũi còn lỏng thì có thể lau rửa mũi ngay cho trẻ bằng khăn mềm. Trong trường hợp dịch mũi đặc, có rỉ mũi thì nên nhỏ 2 – 3 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi, đợi 1 lúc cho nước muối ngấm làm mềm rỉ mũi rồi nhẹ nhàng dùng tay day day mũi bé để rỉ mũi mềm và bong ra.

- Nếu dịch mũi quá nhiều và đặc có thể dùng dụng cụ hút mũi để hút cho trẻ. Tuy nhiên không nên lạm dụng hút mũi vì cách này có thể tạo áp lực gây tổn thương niêm mạc mũi. Tuyệt đối không dùng miệng của người lớn trực tiếp hút mũi dãi cho trẻ.

- Dùng khăn giấy mềm lau sạch mũi, dãi rồi vứt bỏ ngay sau khi sử dụng. (Không nên dùng khăn xô vì sau mỗi lần lau mũi, dãi cho trẻ, nếu không thay khăn mới, dùng lại khăn cũ vi khuẩn/ vi rút vẫn bám lại trên khăn.)

- Có thể dùng thuốc co mạch theo chỉ định của bác sỹ.

Chế độ ăn cho trẻ viêm mũi họng cấp

Khi trẻ bị viêm mũi họng cấp, bạn nên cho trẻ ăn thức ăn giàu chất dinh dưỡng như: tôm, cá, rau xanh, vitamin C, chất béo lành mạnh,… mềm và dễ nuốt. Hạn chế các laoij thực phẩm nhiều nhiều đường và đồ uống có gas. Bạn nên cho trẻ ăn theo nhu cầu, chia nhiều bữa trong ngày và số lượng mỗi bữa ít hơn bình thường, không nên ép trẻ ăn hết phần thức ăn bố mẹ đã chuẩn bị.

Cham sic tre bi viem mui hong cap vao mua he giadinhvietnam (2)

Cho trẻ ăn nhiều tôm cá để tăng cường sức đề kháng cho trẻ (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, bạn có thể dùng thêm quất mật ong, chanh, gừng cho trẻ uống để giảm bớt các cơn ho dai dẳng. Có thể dùng thêm thuốc hạ sốt và kháng sinh theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Cách phòng bệnh viêm mũi họng cấp

- Mùa hè nóng nực, tránh để bé đổ mồ hôi bằng cách hạn chế chạy nhảy, không ra nắng, không nên mặc quá nhiều quần áo. Vì khi nhiều mồ hôi trẻ sẽ nhiễm lạnh dễ bị viêm họng. Tốt nhất, nên mặc quần áo bằng chất liệu cotton để ngấm mồ hôi.

- Tập cho trẻ có thói quen rửa tay thường xuyên để tránh tiếp xúc với vi khuẩn.

- Khi thời tiết giao mùa, nhiệt độ ngoài trời thay đổi đột ngột cần hạn chế đưa trẻ ra ngoài. Tốt nhất nên cho trẻ đeo khẩu trang khi đi ngoài đường.

- Với trẻ đã bị dị ứng với phấn hoa, lông chó mèo, mạt bụi nhà,... cần hạn chế tiếp xúc với các tác nhân trên. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá...

- Chủ động cách ly với người lớn hoặc trẻ nhỏ khác đang mắc bệnh đường hô hấp.

- Trẻ bị viêm họng đã khỏi bệnh nên thay bàn chải đánh răng mới để ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh trở lại.

- Giữ cho môi trường sống của trẻ sạch sẽ bằng cách thường xuyên lau chùi nhà cửa, thay chăn nệm sạch sẽ.

->Trẻ bị táo bón gây chán ăn, mẹ cần làm ngay những mẹo sau!

Xem thêm: Dấu hiệu khi ho cảnh báo bệnh nguy hiểm ở trẻ (Nguồn Zing)

Huyền Trần (T/H)  
5 bước cơ bản không thể bỏ qua khi sơ cứu người bị gãy xương
Điều trị sớm bệnh vẩy nến tránh nguy cơ biến chứng
Vì sao Nguyễn Xuân Son không mổ ở Thái Lan?
Bác sỹ nhận định thế nào về chấn thương của Nguyễn Xuân Son?
Tiếng lục cục ở khớp gối có phải hiện tượng bất thường?
Một buổi sáng ở ngoài đường Hà Nội gây hại tương đương 2 bao thuốc lá
Chuyên gia dinh dưỡng bàn giải pháp giảm gánh nặng bệnh tật khi già hóa dân số
Mẹo bảo quản hành lá để cả tháng vẫn tươi
Bụi mịn nguy hiểm thế nào, đeo khẩu trang ngăn được không?
Hành trình ra đời của “em bé ống nghiệm Khánh Hoà”
Bác sĩ cảnh báo về chế độ giảm cân 5 ngày của Lưu Diệc Phi
Hành trình 15 năm đồng hành cùng sự phát triển của trẻ
Chơi thể thao, bơi lội giải rượu bia được không?
Đông y Bảo Thanh Đường: Khắc tinh của bệnh bạch biến
Tranh cãi hình ảnh sản phụ được “bọc kín” trong túi nylon khi xuất viện
 2 bé song sinh chào đời cách nhau 5 tuần
Cách chữa bệnh vảy nến lâu năm
Vì sao bị ngứa da vào mùa đông, xử lý thế nào?
Bé 3 tuổi gặp tai nạn nguy kịch khi chơi cầu trượt
Chữa bệnh chàm bằng Đông y
Xem thêm