Cha mẹ tinh ý nhận ra 4 đặc điểm cho thấy con thông minh từ sớm
6 năm đầu đời là giai đoạn “vàng” trong tiến trình phát triển của trẻ. Ở độ tuổi này, những đứa trẻ thông minh, có chỉ số IQ cao thường sẽ sở hữu một số đặc điểm rõ ràng nhưng hầu hết bố mẹ không để ý.
Đặc điểm của đứa trẻ thông minh
Trẻ thích bắt chước
Một số trẻ thích bắt chước những người xung quanh từ khi còn nhỏ, chẳng hạn như khi cha mẹ làm một hành động nào đó, chúng sẽ làm theo. Điều này cho thấy trẻ có khả năng bắt chước rất mạnh và bắt chước là một trong những cách học quan trọng để trẻ học hỏi.
Trẻ thích bắt chước có hoạt động trí não thường xuyên, giúp ích cho sự phát triển trí tuệ. Thông qua việc bắt chước, trẻ có thể nắm bắt kiến thức mới nhanh hơn và trở nên thông minh hơn.
Trẻ thích âm nhạc
Một số trẻ sinh ra đã rất nhạy cảm với âm nhạc, điều đó chứng tỏ trẻ có khả năng cảm thụ âm nhạc tốt. Cha mẹ có thể thường xuyên cho con nghe những bản nhạc yêu thích của mình để trau dồi khả năng nghệ thuật cho con.
Dưới tác động của âm nhạc lâu dài, khả năng cảm thụ nghệ thuật của trẻ sẽ dần được cải thiện. Những đứa trẻ thích âm nhạc thường có chính kiến riêng khi làm việc gì đó, điều đó cho thấy chúng rất độc lập.
Trẻ thích cười
Bác sĩ nhi khoa người Mỹ, bà Elin Wolf từng phát hiện ra rằng những trẻ thích cười từ rất sớm thường sở hữu chỉ số IQ cao hơn những trẻ cùng tuổi. Điều này là bởi trẻ đã biết phản ứng với các kích thích bên ngoài từ sớm. Não bộ từ đó sẽ phát triển hiệu quả và dẫn đến trí thông minh của trẻ cao hơn. Trẻ thường rất nhạy bén và có kỹ năng quan sát tốt khi lớn lên.
Ngoài ra, trẻ hay cười cũng tạo ra một môi trường tích cực cho sự phát triển xã hội và tình cảm. Khi trẻ thể hiện tính hài hước thường tạo ra gắn kết và tương tác tích cực với những người xung quanh.
Trong báo cáo của nghiên cứu tâm lý thần kinh cũng đã phát hiện ra rằng khi trẻ cười, nó sẽ kích thích hạch hạnh nhân và vỏ não vành trước hoạt động, đóng vai trò thúc đẩy não tiết ra lượng dopamine dồi dào, từ đó thúc đẩy hình thành nhiều liên kết nơron và khớp thần kinh hơn.
Trẻ có trí nhớ tốt
Một điều nhỏ nhặt trong cuộc sống có thể được trẻ ghi nhớ rõ. Trẻ có thể nhớ được các câu chuyện, các sự kiện quan trọng trong cuộc sống hàng ngày, hoặc thậm chí những chi tiết nhỏ nhặt không ngờ tới. Điều này cho thấy trẻ có khả năng ghi nhớ thông tin một cách hiệu quả.
Bên cạnh đó, sự cẩn thận và tinh ý của trẻ trong việc quan sát và khám phá cũng là một yếu tố quan trọng trong trí thông minh. Trẻ có thể chú ý đến những chi tiết nhỏ trong môi trường xung quanh, như màu sắc, hình dạng, âm thanh, và mối quan hệ giữa các đối tượng.
Những đứa trẻ có sự chăm chỉ trong việc khám phá và quan sát những chi tiết nhỏ xung quanh sẽ có khả năng phát triển trí thông minh tốt hơn. Kỹ năng này không chỉ giúp trẻ trong việc học tập, mà còn ảnh hưởng đến việc giải quyết vấn đề, tư duy logic, và sự sáng tạo trong tương lai.
Làm cách nào để cải thiện trí thông minh của trẻ?
Nếu trẻ có những đặc điểm trên thì có nghĩa là khi lớn lên IQ của chúng sẽ cao hơn. Tất nhiên, cha mẹ cũng có thể sử dụng những phương pháp sau để giúp con mình thông minh hơn.
Giữ cho con ngủ đủ giấc
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển trí tuệ của con người, do đó, giấc ngủ của trẻ rất quan trọng.
Việc giữ cho trẻ có giấc ngủ thoải mái sẽ giúp tiết ra hormone tăng trưởng nhanh hơn, từ đó trí não sẽ phát triển nhanh hơn, có IQ cao hơn.
Cho trẻ học đọc
Cha mẹ đọc sách cùng con thường xuyên hơn không chỉ giúp con học được những điều mới mà còn vun đắp mối quan hệ cha mẹ và con cái. Cha mẹ có thể lấy sách tranh ra, chỉ vào các từ trong sách tranh và đọc cho trẻ biết nội dung cha mẹ đọc bắt đầu từ đâu. Bằng cách này, trẻ có thể hiểu rõ hơn về nội dung của sách tranh, khả năng đọc của chúng cũng được trau dồi một cách tinh tế.
Ngoài ra, kỹ năng tư duy, sáng tạo của trẻ có thể được kích thích bằng cách đặt câu hỏi và thảo luận về nội dung sách tranh. Cha mẹ cũng có thể đưa con đến thư viện và lựa chọn nhiều loại sách hơn, để con lớn lên trong môi trường đọc sách phong phú.
Cho trẻ nghe nhạc, tập vẽ
Khi trẻ nghe nhạc, cơ quan thần kinh trung ương sẽ điều khiển đồng loạt hệ thống chuyển động, thị giác và thính giác, giúp bộ não được ''tập yoga''.
Ngoài ra, vẽ cũng là một cách tốt để phát triển não phải của trẻ. Bộ môn này không chỉ giúp rèn luyện hành động mà còn rèn luyện khả năng nghe, nhận thức thị giác và khả năng hiểu ngôn ngữ. Cha mẹ có thể thường xuyên đưa con đến những nơi như viện bảo tàng, sở thú, các điểm du lịch để rèn luyện thói quen tốt về hội họa của trẻ, từ đó kích thích được tư duy, giúp con thông minh và sáng tạo hơn.
Nói chuyện với trẻ nhiều hơn
Nếu cha mẹ quan sát kỹ sẽ thấy một số trẻ có thể nói rất sớm và rất mạch lạc, trong khi một số trẻ 2-3 tuổi rồi vẫn chưa thể nói được một câu hoàn chỉnh. Điều này có liên quan đến vốn từ vựng của chúng. Cha mẹ có thể trò chuyện với con thường xuyên hơn nhưng cũng nên chú ý những câu nói không dài quá, có thể cố gắng chọn những chủ đề mà trẻ hứng thú, chẳng hạn như đồ chơi.
Khi chúng ta giao tiếp với trẻ, trẻ cũng sẽ có mong muốn bày tỏ. Cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ thể hiện suy nghĩ của mình. Bằng cách này, trẻ không chỉ tăng được vốn từ vựng mà còn cải thiện kỹ năng diễn đạt và sự tự tin. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể làm phong phú thêm môi trường ngôn ngữ của trẻ và kích thích tiềm năng ngôn ngữ của trẻ bằng cách kể chuyện và hát những bài hát thiếu nhi.