Cẩn trọng với những biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm rất phổ biến. Biến chứng của bệnh thủy đậu rất nguy hiểm nếu người mắc không có cách điều trị đúng.
Bệnh thủy đậu là gì?
Thủy đậu (hay trái rạ) là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virus Varicella- zoster (VZV) gây ra. Thời điểm tiết trời mùa xuân nồm ẩm là lúc bệnh thủy đậu dễ dàng lây lan.
Bệnh thủy đậu có thể lây truyền theo các con đường như:
Lây qua không khí do hít hoặc nuốt phải các giọt bắn đường hô hấp từ người bệnh khi nói chuyện, ho, hắt hơi,...
Lây virus do tiếp xúc trực tiếp với chất dịch tiết ra từ nốt mụn thủy đậu.
Lây gián tiếp khi sử dụng những đồ dùng bị nhiễm chất dịch từ nốt mụn, ví dụ như dùng chung vật dụng cá nhân với người bệnh (khăn mặt, bàn chải đánh răng, mặc chung quần áo, ăn uống chung với họ).

Các giai đoạn phát triển của bệnh thủy đậu
Khi phát bệnh, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những “nốt rạ” – ban đầu là các dát đỏ, sau đó sẽ tiến triển thành những mụn nước chứa dịch bên trong, thường ngứa ngáy dữ dội, có thể mọc toàn thân hoặc rải rác khắp cơ thể.
Bệnh thủy đậu được chia thành 4 giai đoạn phát triển cùng những triệu chứng qua từng giai đoạn:
Giai đoạn ủ bệnh
Là thời điểm bệnh nhân bị virus xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ ủ trong người khoảng 10 - 20 ngày, sau đó phát bệnh. Trong thời gian này, triệu chứng của bệnh ít khi biểu hiện nên rất khó để phát hiện.
Giai đoạn khởi phát
Khi bệnh bắt đầu phát ra thì các dấu hiệu mới dần lộ diện, điển hình là đau đầu, sốt nhẹ, toàn thân mệt mỏi. Trong vòng 24 - 48 giờ, trên da sẽ xuất hiện các nốt ban đỏ, nhiều trường hợp còn kèm theo viêm họng và nổi hạch sau tai.
Giai đoạn toàn phát
Các triệu chứng ngày càng rõ ràng hơn như chán ăn, sốt cao, buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi và đau cơ nhiều. Từ những nốt ban đỏ sẽ dần hình thành nên các vết phỏng nước khiến người bệnh khó chịu và ngứa rát vô cùng.
Giai đoạn hồi phục
Sau 7 - 10 ngày toàn phát, mụn nước thủy đậu sẽ vỡ ra, khô dần, bong tróc và da được hồi phục. Khi đó bệnh nhân cần vệ sinh cẩn thận các nốt mụn, tránh tình trạng bội nhiễm.

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu
Khi mắc thủy đậu, nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, người bệnh có thể bị một số biến chứng nguy hiểm bao gồm:
Làm lở loét, nhiễm trùng các vết mụn nước sau khi chúng bị vỡ.
Viêm não, viêm màng não: tình trạng này phát sinh khoảng sau 1 tuần mụn nước xuất hiện, có thể gặp phải ở cả trẻ em lẫn người lớn. Biểu hiện đó là sốt cao, rối loạn tri giác, hôn mê, rung giật nhãn cầu. Nếu không được phát hiện và xử trí, biến chứng này có thể dẫn đến tử vong.
Viêm phổi: thường gặp ở người lớn trong khoảng thời gian 3 - 5 ngày sau khi bệnh khởi phát. Triệu chứng là khó thở, ho nhiều, ho ra máu và tức ngực.
Viêm thận và cầu thận cấp: bệnh nhân đái ra máu, dần dần là suy thận.
Đặc biệt, thuỷ đậu sau khi đã khỏi bệnh, virus Varicella- Zoster vẫn tồn tại bên trong các hạch thần kinh và sẽ tái hoạt động trở lại nếu gặp điều kiện thuận lợi như: suy giảm hệ miễn dịch, căng thẳng, người có bệnh lý nền...
Hầu hết các trường hợp mắc thuỷ đậu, sau gần 1 tuần phát ban, mụn nước sẽ dần khô rồi kết vảy. Nếu người bệnh không được chăm sóc và kiêng khem cẩn thận, nguy cơ bị bội nhiễm để lại sẹo thâm, sẹo lõm là rất cao.

Lưu ý khi chăm sóc người bệnh thủy đậu tại nhà
Hiện nay các cách điều trị bệnh thủy đậu chủ yếu là cải thiện triệu chứng, chăm sóc người bệnh tại nhà và sử dụng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ. Khi chăm sóc người bệnh thủy đậu, cần lưu ý:
Cách ly người bệnh tại nhà từ lúc bắt đầu phát hiện bệnh cho đến khi các nốt phỏng nước khô vảy hoàn toàn.
Hạ sốt khi người bệnh thủy đậu sốt cao.
Vệ sinh da sạch sẽ, tắm rửa hằng ngày bằng nước ấm.
Cắt ngắn móng tay, tránh cào gãi làm vỡ, trầy xước các nốt mụn nước.
Người bệnh cần sử dụng các vật dụng sinh hoạt cá nhân riêng: khăn mặt, ly, chén, thìa, đũa.
Thực hiện chế độ dinh dưỡng đủ chất, phù hợp với lứa tuổi: Trẻ em mắc thủy đậu nên ăn đồ mềm, dễ tiêu hóa và đảm bảo cung cấp đủ những dưỡng chất quan trọng như đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất...

Giải pháp giúp cải thiện bệnh thủy đậu hiệu quả từ gel Subạc
Để cải thiện nhanh chóng bệnh thủy đậu, bên cạnh việc tham khảo những lưu ý như trên, người bệnh nên kết hợp sử dụng gel bôi Subạc từ thiên nhiên.
Gel Subạc có thành phần chính là nano bạc, được bào chế theo công nghệ nano hiện đại, kết hợp với các thảo dược quý như: dịch chiết neem, chitosan, kẽm salicylate giúp kháng khuẩn, kháng virus, chống viêm. Vì thế, gel Subạc có tác dụng làm dịu da, giảm đau ngứa nhanh chóng mà không gây kích ứng da, dùng được cho trẻ sơ sinh, bôi được an toàn trong niêm mạc miệng.
Khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam cho thấy, có tới 96% người dùng hài lòng và rất hài lòng về tác dụng của gel Subạc: Giúp làm sạch, sát khuẩn da, niêm mạc miệng; Giúp làm dịu da, giảm ngứa; Hạn chế vết thâm, tái tạo da, ngăn ngừa sẹo. Năm 2024, sản phẩm còn vinh dự nhận được giải thưởng “Thương hiệu mạnh Quốc gia”.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về bệnh thủy đậu hay sản phẩm gel Subạc - Hỗ trợ giúp nhanh hết sởi, thủy đậu, zona, sạch tay chân miệng, làn da mịn màng, bạn hãy để lại bình luận dưới bài viết để được tư vấn tận tình.
Subạc có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.