Chủ nhật, 08/06/2025 23:29     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 08/07/2014 10:13

Cân bằng giữa nhu cầu Vitamin D và nguy cơ ung thư da

Ánh sáng mặt trời có thể cung cấp vitamin D nhưng cũng có thể gây ung thư da.

Bác sĩ Ann Corson: Tôi điều trị nhiều bệnh nhân mắc các chứng kinh niên như mệt mỏi, bệnh Lyme (chứng bệnh lây truyền qua một loài bọ ve) hay dị ứng ẩm mốc. Tôi kiểm tra cả chỉ số 25-hydroxy vitamin D (hầu hết các bác sĩ chỉ kiểm chỉ số này) và chỉ số 1-25 dihydroxy vitamin D. Cái thứ hai là dạng hoạt hóa của vitamin.

Tôi làm vậy là vì các vết viêm kinh niên do các bệnh trên thường gây ra sự gia tăng của 1-25 vitamin D và làm giảm 25-hydroxy vitamin D. Nếu cung cấp thêm vitamin D cho các bệnh nhân trong tình trạng như vậy thì chỉ làm bệnh tình của họ tồi tệ hơn. Các bệnh nhân bị bệnh kinh niên thông thường có chỉ số 1-25 vitamin D rất cao trong khi chỉ số 25 vitamin D rất thấp. Trong trường hợp này, tôi khuyến cáo không dùng bổ sung vitamin D cho đến khi lượng 1-25 vitamin D nằm trong phạm vi bình thường.

Điều này chỉ thực hiện được bằng cách trị tận gốc nguyên nhân của các vết viêm. Nếu chỉ số của cả hai loại vitamin D đều thấp, tôi sẽ cho bổ sung vitamin D3 cộng với vitamin K2 (không phải vitamin K1), giúp đẩy can-xi vào xương. Nếu chỉ cho vitamin D mà không có sự bổ trợ của K2 thì có thể có tác dụng tiêu cực.

Tôi cảm thấy rằng có đủ lượng vitamin D là vô cùng quan trọng cho một hệ thống miễn dịch hoàn thiện. Cách tốt nhất để nhận được vitamin D hoạt hóa sinh học là sự tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Tôi thường khuyên bệnh nhân nên dành 15 phút để da (ít nhất là mặt và cánh tay) tiếp xúc với ánh nắng trước 10 giờ sáng và sau 4 giờ chiều, nếu có thể thì ít nhất năm ngày mỗi tuần. Bằng cách này, họ ít có khả năng bị cháy nắng hay bị các triệu chứng phụ do điều trị bằng ánh nắng mặt trời.

Bác sĩ Ann Corson là một bác sĩ được chứng nhận về y tế gia đình và y học tổng thể hòa nhập (integrative holistic medicine), là một chuyên gia trong việc trị các bệnh kinh niên.

can-bang-giua-nhu-cau-vitamin-d-va-nguy-co-ung-thu-da-giadinhonline.vn 1

Cân bằng giữa nhu cầu Vitamin D và nguy cơ ung thư da

Bác sĩ Kenneth Mark: Chúng ta biết rằng vitamin D đóng vai trò rất quan trọng cho hệ thống miễn dịch. Một vài nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng vitamin D còn có một mối liên hệ dù ở cấp thấp với các bệnh như béo phì dạng 1, đau cơ và một vài loại ung thư. Vì vậy, việc ăn uống cân bằng dưỡng chất và nhận được đủ vitamin D thông qua ăn uống và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là vô cùng quan trọng.

Điều đó không có nghĩa là phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá mức hay trong tình trạng không được bảo vệ. Bị cháy nắng cũng không tốt cho sức khoẻ. Chỉ cần ra ngoài trời mà không che mặt, cho dù là vào mùa đông trong một thời gian ngắn cũng đủ để giúp cơ thể sản sinh thêm vitamin D.

Mọi người thường hay tiếp xúc quá mức với ánh nắng mặt trời trong thời gian nắng gắt với diện tích tiếp xúc trên cơ thể rất lớn mà cũng không sử dụng đủ kem chống nắng. Thêm vào đó, vitamin D là một dạng vitamin hoà tan trong chất béo. Chính vì vậy, nó được giữ trong cơ thể trong một thời gian rất lâu.

Bác sĩ Kenneth Mark, FAAD, FACMS, là một bác sĩ được chứng nhận trong việc điều trị da thẩm mỹ và phẫu thuật Mohs.

Theo Việt Đại Kỷ Nguyên

Tags:
Nội soi phế quản – “chìa khóa vàng” trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý hô hấp
Chấn thương do đá bóng thường gặp nhưng dễ bị xem nhẹ
Khi nào cần mổ u xơ tử cung?
Cựu bác sĩ Đội tuyển Quốc gia Việt Nam cảnh báo chấn thương âm thầm cản bước đam mê sân cỏ
Long Châu hợp tác công ty dược phẩm hàng đầu Đức tầm soát sớm bệnh thận mạn miễn phí
Thói quen buổi tối làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày gấp 7 lần
Thịt lợn có những dấu hiệu này, rẻ mấy cũng tránh xa kẻo “rước bệnh vào người”
Vì sao ăn nhiều đường lão hóa nhanh hơn?
Chính thức bỏ quy định mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh một hoặc hai con
100 ngàn người Việt tử vong mỗi năm vì thuốc lá
Có thể phạt đến 100 triệu đồng khi chọn giới tính thai nhi
Chủ quan chó nhà cắn, bé 8 tuổi nguy kịch do không tiêm vắc xin
Điều gì xảy ra với cơ thể khi nhịn ăn trong 36 giờ?
Mắc ung thư do làm việc hơn 10 giờ mỗi ngày, thường xuyên thức khuya
Biết 2 tác hại này, 3 đối tượng sau tuyệt đối tránh xa tai nghe
Ăn thịt lợn bệnh nguy hiểm thế nào, nấu chín được không?
Tưởng đau họng, đi khám phát hiện ung thư phổi giai đoạn cuối
Chủ quan rong kinh kéo dài phải cắt bỏ tử cung
Cứu sống bệnh nhi 14 tuổi bị vỡ lá lách nguy kịch
Stress vì lấy chồng ba năm vẫn chưa có tin vui
Xem thêm