Thứ hai, 20/05/2024 00:29
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 06/07/2023 06:00

Bơm silicon làm to "cậu nhỏ", quý ông nhận “trái đắng”

Tự ti về kích thước “cậu nhỏ”, nam thanh niên 28 tuổi đã đến một phòng khám tư nhân để bơm dung dịch silicon trực tiếp vào dương vật. Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau anh đã phải lãnh hậu quả.

Để tạo ra những giây phút thăng hoa bên bạn tình, tự tin trong chuyện chăn gối, không ít nam giới đã tìm cách tân trang, "nâng cấp của quý" của mình bằng cách bơm silicon làm tăng kích thước.

Tuy nhiên, nhiều người vì làm sai cách hoặc thực hiện ở những cơ sở không an toàn đã phải nhận "trái đắng", để lại những biến chứng đáng tiếc.

Empty

Bơm silicon để tăng kích thước dương vật, nhiều quý ông nhận cái kết đắng (Ảnh minh họa)

Trong nhiều năm công tác, ThS.BS Phạm Duy Linh - Chuyên gia Phẫu thuật Thẩm mỹ cho biết đã gặp không ít câu chuyện dở khóc, dở cười của các bệnh nhân từng độ "súng ống”.

Bác sĩ Linh kể lại trường hợp nam thanh niên 28 tuổi (Hà Nội), vì bị bạn gái chê dương vật ngắn, nhỏ nên anh rất tự ti và đã tìm đến một phòng khám tư nhân để bơm dung dịch silicon trực tiếp “cậu nhỏ” nhằm tăng kích thước.

Một tháng sau vùng được tiêm silicon dạng lỏng bắt đầu di chuyển và kết tụ lại một chỗ gây biến dạng dương vật. Dù vậy, anh không đi khám mà tự mua thuốc giảm đau, chống viêm về uống mỗi khi dương vật có biểu hiện sưng, nóng đỏ và đau. Lâu dần, các triệu chứng này càng tăng nên quyết định đi khám.

Bác sĩ Linh kể thêm về một trường hợp khác cũng từng tiêm silicon để "vũ khí" đàn ông hoành tráng hơn nhưng kết cục phải nhập viện vì bị biến dạng "của quý".

Cụ thể, người đàn ông 35 tuổi đã kết hôn được 2 năm. Tuy nhiên, vì vợ than chưa biết cảm giác “lên đỉnh” trong “chuyện ấy” là như thế nào nên anh đã quyết định tiêm silicon để “độ súng”.

Thời gian đầu dương vật to lên nhiều, đồng thời vẫn có thể sinh hoạt tình dục được bình thường.

Tuy nhiên, khoảng thời gian gần đây thấy khối da quy đầu to lên, biến dạng nhiều, da bao quy đầu không tụt xuống được và khó quan hệ tình dục; đặc biệt còn có tình trạng bí tiểu xảy ra. Nên anh đã nhập viện để “cầu cứu” bác sĩ.

Empty

Bác sĩ Linh tiến hành xử trí biến chứng sau tiêm silicon cho bệnh nhân (Ảnh: BSCC)

Bác sĩ Linh cho rằng, nhu cầu tăng kích cỡ dương vật không chỉ riêng ở nam giới chưa lập gia đình mà cả những đã lập gia đình và sinh con.

Đáng nói, nhiều quý ông muốn cải thiện kích thước “cậu nhỏ” nhưng lại ngại ngùng và tự ti không dám đến bệnh viện hay các cơ sở uy tín thăm khám mà lại tìm đến những cơ sở chui, không có tay nghề hay giấy phép hoạt động để tiêm silicon. Chính việc làm đó, khiến nhiều anh chàng phải nhập viện cấp cứu.

“Việc tiêm silicon lỏng vào dương vật để tăng kích thước dương vật dễ xảy ra các biến chứng như: Biến dạng dương vật, cương đau dương vật làm sinh hoạt tình dục khó khăn dẫn tới chứng rối loạn cương.

Trường hợp nặng hơn có thể nhiễm trùng, hoại tử da dương vật, hoại tử tinh hoàn… Nếu silicon lỏng đi vào máu sẽ gây tắc mạch và có nguy cơ tử vong”, vị chuyên gia nhấn mạnh.

Vì vậy, bác sĩ Linh khuyến cáo, nam giới không nên tới các phòng khám, cơ sở thẩm mỹ chui để bơm silicon. Tốt nhất, muốn làm đẹp hãy đến các chuyên khoa phẫu thuật tạo hình, ngoại tiết niệu tại các bệnh viện uy tín để được bác sĩ tư vấn cụ thể, tránh trường hợp sử dụng chất silicon không rõ nguồn gốc, kém chất lượng.

Bên cạnh đó, để cuộc yêu được thăng hoa, nam giới cần điều chỉnh lối sống lành mạnh như có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, kiểm soát stress. Có chế độ dinh dưỡng cân đối khoa học: hạn chế tinh bột, rượu bia, chất béo, thức ăn nhanh, tăng cường chất xơ từ rau xanh, trái cây tươi, các thực phẩm giàu kẽm, selen từ hải sản, các loại hạt, ngũ cốc; nói không với thuốc lá.

Ngoài ra, cần duy trì rèn luyện thể dục thể thao. Đặc biệt nên tham khảo, bổ sung các sản phẩm hỗ trợ tăng cường sinh lý để nâng cao sức khỏe, cải thiện đời sống phòng the.

-->> Cô gái tử vong sau khi tiêm filler nâng ngực ở khách sạn: Nguyên nhân do đâu?

Thúy Ngà  
Thực phẩm giúp giải độc tố gan tự nhiên, ngăn ngừa suy gan
Cách giữ sức khỏe và chế độ dinh dưỡng cho các sĩ tử mùa thi
Loại rau giúp giảm lượng đường trong máu tốt nhất
Nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?
Vì sao ăn nhiều trước khi ngủ lại thấy đói hơn vào sáng sớm?
Quy tắc 20-20-20: Bí quyết giúp bảo vệ đôi mắt giữa thời 4.0
Giải pháp giúp giảm bớt hội chứng thị giác màn hình
Người nhóm máu O hay bị muỗi đốt có đúng không?
5 lý do phụ nữ nên kết hợp hạnh nhân vào chế độ ăn hằng ngày
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn hai quả trứng mỗi ngày?
Vì sao không va chạm vẫn có vết bầm tím trên người?
Leo cầu thang làm giảm 39% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch
5 thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường
5 thực phẩm bổ não, tiếp sức sĩ tử trong mùa thi
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm, Thứ trưởng Bộ Y tế nêu 3 cách giải quyết nỗi lo
Bé gái 17 tháng tuổi mắc bệnh hiếm 1 triệu trẻ mới có 1 người bị
Cơ thể cần bao nhiêu calo mỗi ngày?
Uống nước mía có tăng cân không?
5 loại rau củ giúp giải nhiệt tự nhiên, thanh lọc cơ thể vào mùa hè
6 thói quen hàng ngày khiến chứng lo âu tồi tệ hơn
Xem thêm