Chủ nhật, 19/05/2024 23:05
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 01/03/2022 07:00

Bôi dầu cao cho người mắc COVID-19 được không?

Nhiều người cho rằng việc xông hơi, bôi dầu cao xoa cho người mắc COVID-19 sẽ giảm các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, chuyên gia đã có những khuyến cáo bất ngờ.

Theo TTƯT.TS. Nguyễn Đức Quang - Nguyên Chủ nhiệm khoa Nghiên cứu thực nghiệm Viện Y học cổ truyền Quân đội, mặc dù triệu chứng ban đầu của bệnh COVID-19 giống cảm lạnh nhưng không có nghĩa được dùng bài thuốc, phương pháp chữa cảm lạnh để chữa COVID-19.

SARS-CoV-2 thường gây ra các triệu chứng giống như cảm lạnh thông thường (sốt, làm mất nhận thức mùi vị, ho, khó thở, đau cơ và mệt mỏi), được mô tả như cúm mùa, làm nhiễm trùng mũi xoang hay cổ họng và lây lan qua hắt hơi, ho (yếu tố dịch tễ - virus). Bệnh nặng sẽ dẫn đến viêm phổi, hội chứng suy hô hấp cấp tính, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng và có thể gây tử vong.

nguoi-benh-covid-19-khong-nen-dung-dau-cao-xoa1-1632990071365634587419

Không bôi dầu cao xoa cho người mắc COVID-19 (Ảnh minh họa)

Xông hơi, bôi dầu cao xoa khi nào sẽ hiệu quả?

TTƯT.TS. Nguyễn Đức Quang cho biết, trong Y dược học cổ truyền có phương pháp hãn (cho ra mồ hôi) là một trong 8 phương pháp chữa bệnh của Y dược học cổ truyền (bát pháp - hãn, thổ, hạ, hòa, ôn, thanh, tiêu, bổ).

Mục đích của phương pháp chữa bệnh này nhằm đuổi tà khí ra ngoài bằng cách làm ra mồ hôi khi tà khí còn ở biểu (ở da), ngăn không cho truyền bệnh vào trong lý (lục phủ ngũ tạng).

Xông hơi và bôi dầu cao xoa là phương pháp dùng thuốc bên ngoài của phương pháp phát hãn, hiệu quả cho những người bị cảm lạnh.

+ Xông là dùng hơi của thuốc nấu với nước hoặc khói vị thuốc để xông toàn bộ cơ thể hay nơi có bệnh. Thường dùng các lá có tinh dầu nấu với nước sôi, xông toàn thân cho ra mồ hôi, sát trùng da, họng; chữa cảm mạo hạ sốt.

+ Bôi, đắp, chườm: Dùng các vị thuốc có tinh dầu, lá phơi khô tán nhỏ hay nấu trong dầu, mỡ (dầu cao xoa) để bôi, đắp, chườm; là liệu pháp làm nóng tại chỗ hay toàn thân.

Khi bị cảm lạnh, tế bào niêm mạc mũi họng co lại, ngăn cản dẫn truyền thần kinh làm mất cảm giác mùi vị; xông hơi và bôi dầu cao xoa làm nóng dãn nở tế bào niêm mạc, phục hồi dẫn truyền thần kinh và đuổi tà khí ra ngoài (khỏi nhanh).

xong hoi

Theo lý luận của Đông y người bệnh COVID-19 không nên xông hơi toàn thân (Ảnh minh họa)

Vì sao không dùng xông hơi, bôi dầu cao xoa khi mắc COVID-19?

TTƯT.TS. Nguyễn Đức Quang lý giải, bản chất của bệnh thương hàn (cảm lạnh) và ôn dịch (COVID-19) hoàn toàn trái ngược nhau:

+ Khi mắc bệnh thương hàn bệnh phát ngay, trái lại bệnh ôn dịch (thời dịch, COVID-19) tà khí xâm nhập vào cơ thể rồi sau mới phát ra các triệu chứng bên ngoài. Bệnh thương hàn (cảm lạnh) người bệnh không có các triệu chứng phát ban, bệnh thời dịch (COVID-19) thường có các triệu chứng phát ban ở bên ngoài. Bệnh thương hàn, tà nhập vào kinh, rồi từ kinh này truyền kinh khác. Bệnh thời dịch tà cảm vào trong, truyền sang kinh, đến kinh thời không tự truyền nữa.

+ Bệnh thương hàn do hàn tà xâm nhập vào cơ thể qua bì phu tấu lý, ngăn cách giao lưu cơ thể con người với môi trường xung quanh, phương pháp hãn là đẩy hàn tà ra khỏi cơ thể là khỏi bệnh.

+ Trái lại ôn dịch (hay thời dịch, COVID-19) do tác nhân gây viêm nhiễm (ôn bệnh) tác động vào cơ thể qua mũi và miệng, có tính chất lây lan trong cộng đồng (yếu tố dịch tễ). Nên khi mắc bệnh, tác nhân gây bệnh đã vào trong cơ thể, không có ở bì phu tấu lý nên nếu dùng phương pháp xông hơi hay xoa dầu cao xoa đều không có tác dụng khi mắc bệnh.

Virus cúm hay SARS- CoV-2 xâm nhập vào cơ thể qua mũi, họng vào phổi (Phế kinh), không qua da và lỗ chân lông (bì phu, tấu lý) nên dù có xông hơi hay bôi dầu cao xoa cũng không diệt hết virus.

Quá trình xâm nhập, virus gây sưng viêm tế bào niêm mạc mũi, họng và phổi, làm mất nhận thức mùi vị; nếu ta bôi dầu cao xoa hay xông hơi thì niêm mạc đang viêm sưng (khô), sẽ sưng nề (ẩm) nặng hơn, càng tạo điều kiện cho virus xâm nhập vào cơ thể nhanh hơn, bệnh sẽ nặng hơn.

Niêm mạc phổi (phế nang) cần thoáng mát tạo điều kiện tốt cho trao đổi oxy và carbonic giữa không khí và hồng cầu; nhưng do phế nang bị tổn thương, lại sưng nề (thấp nhiệt) ngăn cản quá trình này.

TTƯT.TS. Nguyễn Đức Quang nhấn mạnh, SARS- CoV-2 là virus thuộc nhóm gây suy hô hấp cấp làm giảm mạnh khả năng trao đổi oxy, càng làm hồng cầu thiếu oxy nặng. Nếu chúng ta xông hơi cho người mắc COVID-19, mồ hôi ra nhiều sẽ làm giảm lượng nước (tân dịch) trong máu, làm máu cô đặc lại dẫn đến rối loạn chất điện giải (thiếu về chất và giảm về lượng), gây ngộ độc tế bào, nguy cơ tử vong cao hơn người không xông hơi.

-->> F0 bị ho sốt ăn gì cho nhanh khỏe?

Thúy Ngà  
Thực phẩm giúp giải độc tố gan tự nhiên, ngăn ngừa suy gan
Cách giữ sức khỏe và chế độ dinh dưỡng cho các sĩ tử mùa thi
Loại rau giúp giảm lượng đường trong máu tốt nhất
Nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?
Vì sao ăn nhiều trước khi ngủ lại thấy đói hơn vào sáng sớm?
Quy tắc 20-20-20: Bí quyết giúp bảo vệ đôi mắt giữa thời 4.0
Giải pháp giúp giảm bớt hội chứng thị giác màn hình
Người nhóm máu O hay bị muỗi đốt có đúng không?
5 lý do phụ nữ nên kết hợp hạnh nhân vào chế độ ăn hằng ngày
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn hai quả trứng mỗi ngày?
Vì sao không va chạm vẫn có vết bầm tím trên người?
Leo cầu thang làm giảm 39% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch
5 thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường
5 thực phẩm bổ não, tiếp sức sĩ tử trong mùa thi
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm, Thứ trưởng Bộ Y tế nêu 3 cách giải quyết nỗi lo
Bé gái 17 tháng tuổi mắc bệnh hiếm 1 triệu trẻ mới có 1 người bị
Cơ thể cần bao nhiêu calo mỗi ngày?
Uống nước mía có tăng cân không?
5 loại rau củ giúp giải nhiệt tự nhiên, thanh lọc cơ thể vào mùa hè
6 thói quen hàng ngày khiến chứng lo âu tồi tệ hơn
Xem thêm