Chủ nhật, 19/05/2024 19:58
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 05/09/2014 21:36

Bệnh tiểu đêm: Nguyên nhân và cách điều trị

Đi tiểu ban đêm là một hiện tượng khá phổ biến ở người trưởng thành. Hiện tượng này thường được chúng ta chấp nhận như một vấn đề của tuổi tác.

Đi tiểu ban đêm là một hiện tượng khá phổ biến ở người trưởng thành. Hiện tượng này thường được chúng ta chấp nhận như một vấn đề của tuổi tác. Sau khi đi tiểu, người bệnh có thể quay lại giường và ngủ lại bình thường. Nhưng cũng có nhiều trường hợp tiểu đêm để lại ảnh hưởng xấu như không thể ngủ trở lại được; buồn ngủ, ngủ gà ngủ gật vào ban ngày; ảnh hưởng đến công việc và chất lượng cuộc sống.

Nguyên nhân gây chứng tiểu đêm

Theo y học cổ truyền, chức năng tiểu tiện trong cơ thể chủ yếu do hai cơ quan là thận và bàng quang đảm nhiệm. Y văn có câu: “Thận chủ thủy quản lý sự đóng mở, bàng quang chủ chứa nước tiểu cho nên ban đêm tiểu tiện nhiều lần nên trách cứ vào thận và bàng quang”.

Đối với người trẻ tuổi khỏe mạnh, âm dương cân bằng và đầy đủ thì ban đêm ít tiểu tiện. Khi tuổi cao, ban đêm đi tiểu tiện nhiều, đó là thủy hỏa đều bất túc. Chứng đi tiểu tiện nhiều vào ban đêm ở người cao tuổi phần lớn là do thận dương hư yếu. Vả lại ban ngày là dương, ban đêm là âm, ban đêm âm thịnh dương suy, cho nên ban đêm tiểu tiện nhiều lần thực là do dương khí suy yếu gây nên.

benh-tieu-dem-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-giadinhonline.vn 1

Bệnh tiểu đêm: Nguyên nhân và cách điều trị.

Vì vậy, để chữa chứng tiểu đêm nên chú trọng ôn bổ thận dương. Nếu chứng trạng nhẹ, biểu hiện thận dương hư không rõ lắm, thường gặp ở người trẻ tuổi mắc bệnh thời gian ngắn, nói chung trách cứ vào vai trò khí hóa của bàng quang, điều trị nên chú trọng bổ khí và làm vững bàng quang. Thận muốn khỏe phải bổ thêm tỳ, cho nên phải kiêm bổ cả tỳ thận, cùng một lúc vừa ôn dương vừa cố sáp.

Theo bác sĩ Lê Phúc Liên, khoa Niệu Thận bệnh viện Đại học Y - Dược TPHCM: “Nếu đi tiểu hơn 8 lần mỗi ngày và hơn 1 lần mỗi đêm là tình trạng bất thường. Việc phát hiện và điều trị sớm giúp cuộc sống người bệnh ổn định trở lại ngoài việc điều trị người bệnh cần phải thay đổi cách sống. Thực tế cho thấy cách sống thay đổi theo chiều hướng tích cực với bệnh cũng có ảnh hưởng tương đương như việc uống thuốc mỗi ngày”.

Cách điều trị bệnh tiểu đêm

Mỗi ngày người bị tiểu đêm nên uống hơn 2 lít nước, tránh uống bia, rượu, cà phê, nước ngọt, các chất có chứa caffein… trước khi đi ngủ vì các chất trên làm tăng nhu cầu đào thải nước của cơ thể. Người bệnh khi ngủ cần phải kê chân cao hơn tim khoảng 20cm, nếu nâng chân cao gây cảm giác tê hoặc khó chịu thì chuyển thế sang nằm nghiêng. Những bệnh nhân phải uống thuốc lợi tiểu thì nên sử dụng 6 giờ trước khi đi ngủ, việc ăn uống cũng nên dừng lại trước lúc ngủ 3 giờ.

Phương Vũ (Tổng hợp)

Tags:
  • Tin liên quan
Thực phẩm giúp giải độc tố gan tự nhiên, ngăn ngừa suy gan
Cách giữ sức khỏe và chế độ dinh dưỡng cho các sĩ tử mùa thi
Loại rau giúp giảm lượng đường trong máu tốt nhất
Kiểu tóc nữ đẹp 'hot trend' dẫn đầu xu hướng 2024
Nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?
Vì sao ăn nhiều trước khi ngủ lại thấy đói hơn vào sáng sớm?
Quy tắc 20-20-20: Bí quyết giúp bảo vệ đôi mắt giữa thời 4.0
Giải pháp giúp giảm bớt hội chứng thị giác màn hình
Người nhóm máu O hay bị muỗi đốt có đúng không?
5 lý do phụ nữ nên kết hợp hạnh nhân vào chế độ ăn hằng ngày
Cách phục hồi làm dịu vết cháy nắng ở nam giới
Cách mix áo sơ mi đi làm cũng đẹp, du lịch cũng mê
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn hai quả trứng mỗi ngày?
Vì sao không va chạm vẫn có vết bầm tím trên người?
Leo cầu thang làm giảm 39% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch
5 thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường
5 thực phẩm bổ não, tiếp sức sĩ tử trong mùa thi
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm, Thứ trưởng Bộ Y tế nêu 3 cách giải quyết nỗi lo
Bé gái 17 tháng tuổi mắc bệnh hiếm 1 triệu trẻ mới có 1 người bị
Cơ thể cần bao nhiêu calo mỗi ngày?
Xem thêm