Thứ ba, 31/12/2024 00:12     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 05/10/2024 17:28

Bé trai nguy kịch sau khi uống 11 loại thuốc chữa ho

Thấy trẻ ho khan, không sốt, gia đình tự mua 11 loại thuốc về chữa ho cho con, khiến trẻ phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

Nguy kịch vì tự ý dùng thuốc

Bệnh viện Bạch Mai thông tin về ca bệnh phản vệ (trước đây gọi là sốc phản vệ) ở trẻ em nguy hiểm.

Bệnh nhân là bé trai L.A.H. (sinh năm 2017), được đưa đến Bệnh viện Bạch Mai từ một bệnh viện tư, trong tình trạng sốt cao, phát ban nhiễm trùng, nổi mẩn ngứa toàn thân, mệt mỏi, đau vùng thượng vị, khó thở, nhịp tim nhanh, bụng chướng.

Các ban đỏ trên người bệnh nhân (Ảnh: BVCC)

Người nhà chia sẻ trước khi nhập viện 5 ngày, trẻ bị ho khan, không sốt, gia đình đã tự mua thuốc kháng sinh, thuốc ho, thuốc kháng viêm để uống. Trong đó, có hơn 10 loại thuốc khác nhau được gia đình tự ý mua cho trẻ uống.

Sau khi uống thuốc được 1 ngày, trẻ xuất hiện tình trạng đau bụng, sốt gần 38 độ C, mẩn ngứa, phát ban toàn thân. Gia đình lại tiếp tục cho cháu bé uống thêm thuốc chống dị ứng, nhưng không thấy đỡ. Trẻ càng nổi nhiều mụn đỏ và ngứa nhiều hơn, bụng đau dữ dội.

Gia đình cho đi khám ở bệnh viện gần nhà, tại đây được điều trị nhưng tình trạng không đỡ nên đã chuyển tới Bệnh viện Bạch Mai.

Số thuốc gia đình cho trẻ uống để chữa ho (Ảnh: BVCC)

Tại Trung tâm nhi khoa Bệnh viện Bạch Mai, sau khi khám lâm sàng, chỉ định làm một số xét nghiệm như sinh hóa máu, khí máu và đông máu cơ bản, các bác sĩ chẩn đoán trẻ phản vệ độ 2, nghi do dị ứng thuốc.

Trong đó có một số loại thuốc kháng sinh, long đờm, chống viêm, chống dị ứng và một số thuốc viên không có tem mác.

Sau hơn 1 tuần điều trị, hiện trẻ đã qua cơn nguy kịch và có những chuyển biến tích cực, dần hồi phục sức khỏe.

Đề phòng phản vệ ở trẻ em

Các bác sĩ Trung tâm nhi khoa Bệnh viện Bạch Mai cho hay, phản vệ ở trẻ em là phản ứng quá mẫn, tức thì của cơ thể khi có sự xâm nhập dị nguyên (các loại thuốc, thức ăn…) vào cơ thể. Đây là tình trạng y tế khẩn cấp, cần được chẩn đoán nhanh, cấp cứu, xử trí sớm nhất và cần được điều trị tích cực để bảo vệ tính mạng cho trẻ.

Có rất nhiều nguy cơ dẫn đến sốc phản vệ, từ thuốc, hóa chất, vaccine, cho đến thuốc bổ, thực phẩm, trong đó sốc phản vệ chủ yếu đến từ thuốc.

Các bác sĩ khuyến cáo các bậc cha mẹ, thầy cô, người chăm sóc, nhà trường và gia đình cần quản lý tốt nguồn thực phẩm, nguồn thuốc men, nguồn hóa chất đối với trẻ em.

Bác sĩ Trung tâm Nhi khoa - Bệnh viện Bạch Mai thăm khám cho trẻ (Ảnh: BVCC)

Tuyệt đối không tự ý mua thuốc cho con em uống mà chưa có đơn của bác sĩ chuyên khoa tại cơ sở y tế, không cho trẻ tiếp xúc với hóa chất, không chơi đùa ở môi trường có côn trùng, quản lý thực phẩm đồ uống của các em một cách nghiêm ngặt nhất.

Khi thấy con em có những biểu hiện bất thường, cần khẩn trương đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế gần nhất.

Thúy Ngà  
Bé 3 tuổi gặp tai nạn nguy kịch khi chơi cầu trượt
Chữa bệnh chàm bằng Đông y
Nỗi khổ của quý ông từ 'thủ phạm' bao cao su
Bé trai nhập viện nguy kịch sau khi uống Oresol sai cách
Thèm đến mấy cũng tránh ăn nhiều thịt nướng trong mùa Đông
Ăn cơm nhiều có gây béo bụng không?
Gần 4.000 người tử vong mỗi năm: Điều trị hen phế quản như thế nào?
Bảo Thanh Đường và phương pháp trị bệnh tiểu đường
Đêm giao thừa vào viện do tiêm filler làm đẹp cấp tốc
'Hồi sinh' 12 cuộc đời nhờ bệnh nhân chết não
Khám sức khỏe tiền hôn nhân gồm những gì, những ai nên thực hiện?
Trẻ vị thành niên chiếm 20% các ca mang thai tại Việt Nam
Mức sinh giảm thấp nhất trong lịch sử, tuổi kết hôn của nam giới Việt đã vượt 29
Ước tính mức sinh năm 2024 giảm còn 1,91 con/phụ nữ
Phương thuốc nổi tiếng trị bệnh ngoài da – Bảo Thanh Đường
Hơn 1 triệu lao động tại các khu công nghiệp, vì sao tỷ suất sinh tại Đồng Nai vẫn ở mức thấp?
Bí quyết hồi phục kỳ diệu của người bệnh mạch vành
6 vị trí tuyệt đối không nên đặt điện thoại
Nối thành công cổ chân bị đứt rời do máy cắt cỏ
Cứu sống thai nhi 37 tuần tuổi bị vỡ ối sớm, suy thai cấp
Xem thêm