Thứ tư, 13/11/2024 03:03     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 02/10/2024 15:44

Nhập viện nguy kịch sau khi dùng bát giác hơi chữa ung thư

Nam thanh niên 20 tuổi bị ung thư máu lấy thuốc đắp vào bụng và dùng bát nóng úp lên. Bệnh nhân sau đó phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, tiên lượng tử vong cao.

BSCK.I Nguyễn Văn Quân, Phụ trách bộ phận Ngoại ung bướu, Trung tâm Ung bướu và Y học hạt nhân - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận bệnh nhân 20 tuổi ở huyện Bát Xát nhập viện trong tình trạng mũi chảy nhiều máu đỏ tươi, phần da bụng phỏng nhiều nước, có tổn thương khá nặng.

Người thân của bệnh nhân cho biết, tháng 8/2024, bệnh nhân có đến Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương thăm khám, được kết luận bị ung thư máu (lơ-xơ-mi cấp). Tuy nhiên, thay vì điều trị, bệnh nhân về quê và tự ý điều trị theo kinh nghiệm dân gian. Theo đó, bệnh nhân bôi và đắp thuốc lên bụng, sau đó úp bát có hơi nóng (kiểu giác hơi) vào để chữa bệnh, kèm theo đó là tiêm thuốc không rõ nguồn gốc.

Sau khi điều trị tại nhà, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện những tổn thương dạng bỏng hơi, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày.

Trước khi nhập viện 2 ngày, bệnh nhân có dấu hiệu chảy máu mũi từng đợt, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, đau tức bụng... nên gia đình đưa đi cấp cứu.

Hình ảnh tổn thương sau khi úp bát giác hơi tại nhà của bệnh nhân. Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Các xét nghiệm máu cho thấy bệnh nhân trong tình trạng nguy hiểm, nhất là chỉ số tiểu cầu và bạch cầu. Hiện tại, bệnh nhân vẫn đang được điều trị triệu chứng các tổn thương ngoài da, cầm máu mũi, chăm sóc dinh dưỡng, nhưng do tình trạng nặng nên tiên lượng tử vong cao.

Theo bác sĩ Quân, việc mắc bệnh không tuân thủ điều trị theo chỉ định bác sĩ, tự ý điều trị hoặc điều trị theo phương pháp phản khoa học là vô cùng nguy hiểm với sức khỏe. Đặc biệt, những bệnh nhân mắc bệnh mạn tính như tiểu đường, ung thư, thận… sức đề kháng, miễn dịch đã suy giảm vì thế khi điều trị bằng phương pháp phản khoa học, chữa bệnh theo bài thuốc truyền miệng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng.

“Với bệnh nhân trên, nếu tuân thủ điều trị, bệnh có thể sẽ không tiến triển nặng, kéo dài được thời gian sống. Tuy nhiên, khi tự chữa bệnh ngoài có thêm các tổn thương ngoài da, bệnh ung thư máu sẽ nặng nề và nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng”, bác sĩ Quân chia sẻ.

Vị bác sĩ khuyến cáo, người dân khi phát hiện ra bệnh hoặc biểu hiện bất thường trên cơ thể, hãy đến các cơ sở y tế uy tín, đảm bảo để thăm khám. Khi được chẩn đoán bệnh cần phải được điều trị kịp thời, tuyệt đối không chữa bệnh theo mẹo, kinh nghiệm dân gian hay bài thuốc gia truyền chưa được kiểm chứng.

Đặc trưng của ung thư máu cấp tính là sự tăng sinh nhanh chóng các tế bào non ác tính (tế bào blast) trong tủy xương, lan tràn ra máu ngoại vi và tích lũy trong các cơ quan khác. Những tế bào bất thường này không thể chống lại nhiễm trùng và làm suy yếu khả năng tạo ra các tế bào hồng cầu và tiểu cầu bình thường của tủy xương.

Bệnh thường tiến triển nhanh, cần phải điều trị sớm. Việc chữa bệnh sẽ phụ thuộc vào sức khỏe của người bệnh và loại ung thư máu cấp tính. Bệnh nhân có thể được kết hợp điều trị nhiều phương pháp bao gồm: hóa trị liệu, thuốc miễn dịch điều trị ung thư, thuốc nhắm đích, xạ trị, ghép tế bào gốc và phối hợp với các điều trị hỗ trợ khác như gạn tách tế bào máu, truyền chế phẩm máu, điều trị nhiễm trùng, điều trị rối loạn đông máu.

Quá trình điều trị thường trải qua nhiều đợt điều trị bao gồm tấn công, củng cố và duy trì. Trong quá trình điều trị tại viện cũng như thời gian ở nhà, bệnh nhân cần làm các xét nghiệm kiểm tra định kỳ, đảm bảo vệ sinh cá nhân sạch sẽ và dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Thúy Ngà  
Vai trò của y tế tại các giải đấu thể thao
3 phụ nữ Việt trên 50 tuổi lại có 1 người mắc bệnh loãng xương
Suy thận độ 2, phù như cây chuối hột - Thử cách này!
Tiểu đêm nhiều có phải do thận kém?
26 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp nhờ lần khám sức khoẻ định kỳ
Bé 22 tháng tuổi nuốt hạt táo đỏ bị thủng ruột
Mổ thay khớp háng có tốt không, để lại những biến chứng gì?
Gia tăng trẻ viêm màng não khi thời tiết thay đổi: Dấu hiệu nhận biết, phòng bệnh thế nào?
Bí quyết khắc phục chậm nói, tăng động, khó ngủ ở trẻ
Nhiễm Herpes lây sang cả chồng sau lần đến spa
Chảy nước dãi khi ngủ cảnh báo bệnh gì?
Luôn nghĩ mình tài giỏi, cô gái trẻ 'té ngửa' khi đi khám bác sĩ tiết lộ điều này
Người già gãy xương khớp háng nguy hiểm thế nào, phòng tránh ra sao?
Hơn 30.000 người Việt tử vong do tai nạn thương tích mỗi năm
Trẻ mắc sỏi bàng quang hiếm gặp do bố mẹ tự ý chữa tại nhà
Cách chữa thủy đậu ở người lớn nhanh khỏi, giảm biến chứng
Gián đất chui vào tai do thói quen trải đệm ngủ sàn nhà
Đột tử sau 1 tuần đau vai: Bác sĩ cảnh báo 4 chỗ đau không nên xem nhẹ
Suy tim độ 3 không đáng lo nếu có các cách này
Vì sao gen Z chưa già đã đau lưng, mỏi gối, tê tay?
Xem thêm