Chủ nhật, 19/05/2024 09:23
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 29/01/2024 05:30

Bé gái 12 tuổi hôn mê vì căn bệnh tưởng chỉ người lớn mới mắc

Hai ngày trước khi nhập viện cấp cứu, bé gái 12 tuổi bỗng có biểu hiện mệt mỏi, khát nước, nôn nhiều và đau bụng, tuy nhiên gia đình không đưa con đi khám.

Bé gái T.G, sinh năm 2012, địa chỉ tại huyện Gia Lâm, Hà Nội có tiền sử đái tháo đường type I nhưng không tuân thủ điều trị. Trước vào viện 2 ngày, bé G. bỗng có biểu hiện mệt mỏi, khát nước, nôn nhiều và đau bụng, tuy nhiên gia đình không đưa con đi khám, không điều trị.

Sau đó, trẻ xuất hiện tình trạng mệt nhiều, lơ mơ, gia đình đưa con đến Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội) trong tình trạng hôn mê, thở nhanh, mất nước. Ngay lập tức bệnh nhân được chỉ định vào Khoa Hồi sức tích cực Nhi.

Qua thăm khám và kết quả xét nghiệm, bác sĩ nhận định trường hợp này bị hôn mê nhiễm toan ceton trên bệnh nhân đái tháo đường không tuân thủ điều trị với nồng độ đường máu cao 28mmol/l (người bình thường ở 5 - 7,2mmol/l ở thời điểm trước bữa ăn), khí máu có tình trạng nhiễm toan chuyển hóa nặng.

Bệnh nhân được xử trí kịp thời bằng các biện pháp tích cực như truyền dịch qua tĩnh mạch trung tâm, duy trì insulin tĩnh mạch và điều chỉnh rối loạn thăng bằng kiềm toan, rối loạn điện giải.

Sau 3 ngày điều trị, tình trạng bệnh nhân đã dần cải thiện, tỉnh táo hơn, ăn uống được, đường huyết được điều chỉnh bằng insulin tiêm dưới da với phác đồ ngày 4 mũi.

z5110944074867_5125fd3a0ab17977b78832e7f90890a8 (1)

Bé gái hôn mê vì mắc đái tháo đường type 1 nhưng không tuân thủ điều trị. Ảnh: BVCC

Đái tháo đường type 1 ở trẻ em là bệnh lý nội tiết có tần suất ít gặp ở trẻ em, việc không tuân thủ điều trị sẽ gây ra các biến chứng nặng có thể gây nguy hiểm tới tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.

PGS.TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết đây là bệnh phụ thuộc Insulin, chủ yếu gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên, do tuyến tụy không còn khả năng sản xuất đủ Insulin. Trẻ mắc đái tháo đường type 1 cần được điều trị bằng Insulin suốt đời mới có cơ hội sống.

"Bệnh được xem là bẩm sinh, di truyền, có yếu tố gia đình, xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Nhiều trẻ lớn mắc bệnh khi đến bệnh viện đã trong tình trạng sốc, hôn mê, kèm theo các tình trạng bệnh lý khác", bác sĩ Điển nói.

Nhiều bệnh nhi phát hiện đái tháo đường ngay khi vừa chào đời. Đáng nói, bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh khác do ảnh hưởng nhiều đến tuần hoàn, hô hấp và tri giác của bé.

Mới đây, một bé trai 4 tuổi ở Hà Nội bất ngờ phát hiện mắc đái tháo đường type 1. Gia đình cho biết trong 3 tuần, bé sụt 3kg, tiểu nhiều ban đêm.

Việc trẻ em mắc đái tháo đường type 1 không tuân thủ điều trị sẽ gây ra các biến chứng nặng có thể nguy hiểm tới tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời. Thầy thuốc khuyến cáo khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu ăn nhiều, uống nhiều, gầy sút cân, cha mẹ cần đưa con đi thăm khám sớm.

Thúy Ngà  
Nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?
Vì sao ăn nhiều trước khi ngủ lại thấy đói hơn vào sáng sớm?
Quy tắc 20-20-20: Bí quyết giúp bảo vệ đôi mắt giữa thời 4.0
Giải pháp giúp giảm bớt hội chứng thị giác màn hình
Người nhóm máu O hay bị muỗi đốt có đúng không?
5 lý do phụ nữ nên kết hợp hạnh nhân vào chế độ ăn hằng ngày
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn hai quả trứng mỗi ngày?
Vì sao không va chạm vẫn có vết bầm tím trên người?
Leo cầu thang làm giảm 39% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch
5 thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường
5 thực phẩm bổ não, tiếp sức sĩ tử trong mùa thi
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm, Thứ trưởng Bộ Y tế nêu 3 cách giải quyết nỗi lo
Bé gái 17 tháng tuổi mắc bệnh hiếm 1 triệu trẻ mới có 1 người bị
Cơ thể cần bao nhiêu calo mỗi ngày?
Uống nước mía có tăng cân không?
5 loại rau củ giúp giải nhiệt tự nhiên, thanh lọc cơ thể vào mùa hè
6 thói quen hàng ngày khiến chứng lo âu tồi tệ hơn
Điều gì xảy ra với cơ thể khi tiêu thụ quá nhiều muối?
Cẩn trọng đột quỵ - căn bệnh nguy hiểm ai cũng dễ mắc
Những rủi ro “khôn lường” khi ăn hàu sống
Xem thêm